Nội dung chính
Phương Pháp Giải Toán Có Lời Văn Lớp 1
GV: Đỗ Thị Tuyết Mai – chia sẻ kinh nghiệm dạy Toán lớp 1
Giáo viên Đỗ Thị Tuyết Mai chia sẻ kinh nghiệm giải Toán có lời văn lớp 1
Trong quá trình trực tiếp đứng các lớp ở cấp bậc tiểu học, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh để hiểu cách giải Toán có lời văn lớp 1 và giải quyết được những dạng toán đó là vô cùng khó khăn, vất vả. Một phần vì vốn kiến thức liên quan đến đời sống thực tế của con trẻ lớp 1 còn hạn chế. Một phần vì khả năng tư duy của học sinh lớp 1 chưa thật sự hoàn chỉnh (vẫn mang đậm yếu tố hình ảnh, cụ thể). Nhưng may mắn là tôi được nhà trường phân công giảng dạy học sinh khối lớp 1 nhiều năm liên tục, nên bản thân cũng đã có đủ thời gian tích luỹ kinh nghiệm về dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1. Tôi xin mạn phép chia sẻ đến bạn bè đồng nghiệp, quý phụ huynh và các em học sinh.
1. Đọc kỹ đề bài và tìm hiểu nội dung bài toán.
Hướng dẫn học sinh lớp 1 hiểu rằng mỗi bài toán có lời văn luôn được cấu thành bởi hai phần:
-Phần đã cho (giả thiết của bài toán)
-Phần phải tìm (kết luận của bài toán)
Khi giải Toán có lời văn lớp 1 tôi thường lưu ý cho học sinh hiểu rõ những điều đã cho, những vấn đề phải tìm, biết chuyển đổi ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học. Từ đó tìm ra mối quan hệ giữa phần đã cho và phần tìm (hay còn gọi là mối tương quan giữa giả thiết và kết luận).
2. Quy trình thực hiện một bài toán hoàn chỉnh
a) Tóm tắt đề bài
Hướng dẫn học sinh đọc đúng, hiểu đúng ngôn ngữ trong đề bài, biết phân tích ý nghĩa thực tế trong bài toán, trình bày bài toán một cách cô đọng, đủ ý để làm nổi bật phần đã cho và phần phải tìm, các bước đó gọi là tóm tắt bài toán. Học sinh làm tốt phần tóm tắt sẽ giúp các con giải Toán có lời văn lớp 1 thành thạo và dễ dàng hơn.
Cách 1: Tóm tắt dưới dạng sơ đồ, đoạn thẳng.
Cách 2: Tòm tắt dưới dạng hình vẽ minh hoạ.
Cách 3: Tóm tắt dưới dạng câu văn ngắn gọn.
b) Lựa chọn phép tính thích hợp để giải toán.
Hướng dẫn học sinh hiểu được bản chất của ngôn ngữ trong lời văn
Dựa vào các dạng toán đã được phân chia để biết học sinh đang gặp khó khăn trong dạng bài tập nào.
c) Trình bày lời giải
Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính cộng hoặc trừ để tìm kết quả
Trình bày lời giải, câu văn, ngôn từ phù hợp với học sinh lớp 1.
3. Một số ví dụ minh hoạ kèm lời giải chi tiết
Bài 1: Đàn gà có 3 con gà trống và 6 con gà mái. Hỏi đàn gà có tất cả bao nhiêu con gà?
Giải:
Đàn gà có tất cả là:
3 + 6 = 9 (con gà)
Đáp số: 9 con gà
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
Bình có 8 nhãn vở, cô Liên cho Bình 2 nhãn vỡ. Bình có tất cả … nhãn vở?
Giải:
Thảo có tất cả số nhãn vở là:
8 + 2 = 10 (nhãn vở)
Đáp số: 10 nhãn vở
Bài 3: Có 4 con vịt đang bơi dưới ao. Có thêm 5 con ngỗng xuống ao. Hỏi có mấy con vịt và ngỗng ở dưới ao?
Giải:
Số vị và ngỗng ở dưới ao là:
4 + 5 = 9 (con)
Đáp số: 9 con
Bìa 4: Lớp 1A có 15 học sinh giỏi. Lớp 1B có ít hơn lớp 1A là 3 học sinh giỏi. Hỏi lớp 1B có bao nhiêu học sinh giỏi?
Giải:
Số học sinh giỏi lớp 1B là:
15 – 3 = 12 (học sinh giỏi)
Đáp số: 12 học sinh giỏi.
Bài 5: Có một thanh gỗ được cưa thành hai mảnh dài 34 cm và 50 cm. Hỏi thanh gỗ lúc đầu dài bao nhiêu cm?
Giải:
Thanh gỗ lúc đầu có độ dài là:
34 + 50 = 84 (cm)
Đáp số: 84 cm
4. Chú ý khi giải toán lời văn lớp 1
– Học sinh cần nhớ một số từ ngữ quan trọng hay có trong bài toán để sử dụng phép công, trừ phù hợp: “cho đi”, “nhận thêm”, “ít hơn”, “nhiều hơn”…
– Các đơn vị thời gian, độ dài, cân nặng… trong bài toán cần thống nhất đơn vị.
– Sau lời văn phải có dấu hai chấm, đơn vị phải nằm trong dấu ngoạc đơn (…), cuối bài phải ghi đáp số.
Trên đây là những chia sẻ và phương pháp dạy của bản thân tôi trong quá trình hướng dẫn học sinh giải Toán có lời văn lớp 1, xin chia sẻ và mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, quý phụ huynh và các em học sinh.
Để lại bình luận (8)
Lớp 1A có 30 học sinh, lớp 1A có nhiều hơn lớp 1B 8 học sinh. Hỏi lớp 1B có bao nhiêu học sinh?
Trả lờiNếu em đặt lời giải như sau thì có đúng không ạ? Bài 1: Số con gà đàn gà có tất cả là: Hoặc Đàn gà có tất cả số con gà là: Bài 2: Số nhãn vở Bình có tất cả là: Hoặc Bình có tất cả số nhãn vở là: Bài 3: Số con vịt và ngỗng dưới ao có là: Hoặc Dưới ao có số vịt và ngỗng là: Bài 4: Số học sinh giỏi lớp 1B có là: Hoặc Lớp 1B có số học sinh giỏi là: Xin các thầy cô cho ý kiến ạ? Đặt lời giải như thế nào là đúng, như thế nào là sai ạ?
Trả lờiý thứ 2 đúng và rõ hơn
Trả lờiCon nhà em bắt đầu vào học giải toán có lời văn thù đợt này nghỉ học vì dịch côvy ạ. Cô giáo chô đề về ôn mà phần tóm tắt cháu toàn chép nguyên cả đề bài vào ???
Trả lờiđã hỗ trợ ạ
Trả lờiTóm tắt mà chép nguyên đề thì làm gì gọi là tóm tắt nữa ạ
Trả lờie nghĩ c nên gạch những từ khóa để e ấy có thể tóm tắt được
Trả lờicảm ơn em đã góp ý nha
Trả lời