Phương pháp dạy Văn của thầy cô xưa và nay

Từ bao đời nay, giáo viên luôn là một nghề nghiệp cao quý trong sự nghiệp trồng người của nền giáo dục nước nhà. Thầy cô ngày xưa luôn xuất hiện với hình ảnh nghiêm khắc, đạo mạo thì ngày nay thầy cô hòa đồng với học sinh hơn, nhiều thầy cô nhí nhảnh, trẻ trung chẳng khác gì học trò của mình.

Nếu như ngày xưa, thầy cô luôn ăn mặc rất chỉn chu, bó hẹp thì ngày này tác phong trên bục giảng có thể theo nhiều phong cách khác nhau, nhưng không kém phần lịch sự. Đấy là những điểm khác nhau về tác phong, hình thức bên ngoài, vậy phương pháp dạy của các thầy cô xưa và nay khác nhau như thế nào. Các bạn hãy cùng gia sư văn Hà Nội tìm hiểu sự khác biệt này qua môn văn nhé!

Phương pháp dạy văn của thầy cô xưa và nay

Giáo viên ngày nay luôn yêu đời trẻ trung

Ngày xưa, các thầy cô luôn xuất hiện với hình ảnh phấn trắng, bảng đen còn ngày nay, công nghệ thông tin phát triển, thầy cô được trang bị những công cụ dạy học hiện đại, thông minh hơn như máy tính, máy chiếu, đài,…Nhiều giáo viên đi dạy chỉ cần mang theo 1 chiếc USB gọn nhẹ chứ không nhất thiết phải là những tập giáo án dầy cộp như trước đây. Đây là một trong những phương pháp dạy tiến bộ, mang lại hiệu quả học tập cao trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay.

Với phương pháp học trước đây, nhiều học sinh sẽ cảm thấy việc dạy và học là một công việc cứng nhắc, gây cảm giác nhàm chán, đặc biệt là với môn văn. Do đó, kết quả học tập không cao là điều không thể tránh khỏi. Ngược lại, trong thời buổi hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng không những giúp các em học sinh có hứng thú học tập mà còn giúp các em phát huy tối đa khả năng tư duy, nắm bắt tình huống một cách tối đa.

Ví dụ: Ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh trực tiếp quan sát hình ảnh, nghe âm thanh qua máy chiếu hỗ trợ trong bài văn miêu tả.

2. Phương thức truyền đạt

Trước đây: Theo mô hình dạy học trước đây, thầy cô giáo luôn là người “phát ngôn viên” chủ đạo trong suốt quá trình giảng dạy. Nhiệm vụ của các thầy cô là truyền tải kiến thức cho học sinh dựa trên những thứ có sẵn, được thiết kế theo giáo án của giáo viên. Còn nhiệm vụ của học sinh chỉ là ngồi nghe giảng và rất ít có sự trao đổi, tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Do đó, học sinh luôn trong trạng thái thụ động, đến lớp chỉ để ngồi trật tự nghe giảng. Mô hình này có những hạn chế bởi giáo viên sẽ không thể nắm bắt được học sinh của mình tiếp thu kiến thức đến đâu, hiểu bài ra sao, mức độ tiếp thu như thế nào,…

Phương pháp dạy văn xưa và nay

Mô hình học tập ngày xưa

Hiện tại: Ngược lại với mô hình học tập truyền thống, ngày nay mô hình học tập hiện đại với phương pháp dạy hướng đến người học, vai trò của học sinh được phát huy tối đa, thầy cô chỉ đóng vai trò hướng dẫn, định hướng trong mỗi buổi học. Nội dung bài giảng phải được thiết kế theo từ kinh nghiệm tiếp xúc với học sinh, phù hợp với môi trường sống, lực học và khả năng tiếp thu của các em. Do đó, giáo viên ở nông thôn và thành thị phải soạn những giáo an khác nhau trong quá trình giảng dạy, không thể áp dụng một hình thức giảng dạy cho mọi đối tượng học sinh.

Trong quá trình giảng dạy môn văn trên lớp, thầy cô luôn phải tạo sự tương tác qua lại với học sinh. Ngoài ra, thầy cô còn tạo điều kiện để học sinh tương tác với nhau thông qua các hoạt động theo nhóm nhóm hoặc phát huy tối đa vai trò của mỗi học sinh qua các bài tập cá nhân. Đồng thời, phương pháp dạy học theo mô hình mới còn giúp các em tự tin thể hiện bản thân trước đám đông qua các bài thuyết trình trước lớp, trước trường theo cá nhân hoặc theo nhóm ( Thuyết trình về một quyển sách em đã đọc, kể lại về một chuyến du lịch trong kì nghỉ hè của em,…). Phương pháp dạy và học ngày nay ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực giúp học sinh phát huy tối đa vai trò trên lớp học và sự sáng tạo, tự tin khẳng định bản thân,…

3. Gắn lí thuyết với thực hành

Nếu như trước đây, việc học chỉ gắn liền với những kiến thức mà thầy cô truyền tải trên lớp học thì ngày nay, thầy cô luôn có những phương pháp giảng dạy gắn liền với thực tiễn. Hơn nữa, với môn ngữ văn, môn học đòi hỏi tính thực tiễn cao thì các hoạt động ngoại khóa là điều quan trọng hơn cả. Thay vì những tiết học văn miêu tả trừu tượng, nhàm chán trên lớp, học sinh sẽ được tham gia những chuyến đi thực tế để rèn luyện kĩ năng quan sát, nhìn nhận thế giới xung quanh qua hướng dẫn của các em. Mỗi buổi đi thực tế, tham gia các hoạt động ngoại khóa của các em đều được kết thúc bằng một bản thu hoạch để tránh tình trạng nhiều học sinh không chú tâm vào tiết học thực tế của mình.

Trên đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa phương pháp giảng dạy của các thầy cô xưa và nay.Truyền tải kiến thức là điều vô cùng quan trọng trong quá trình giảng dạy. Do đó, việc tìm được một phương pháp giảng dạy hiệu quả, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học chính là nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Chúc các thầy cô tìm được phương pháp dạy khoa học và hiệu quả nhất!

3.3/5 - (3 bình chọn)

Để lại bình luận