Ngữ văn là một trong những môn học chủ đạo, đóng vai trò quan trọng, xuyên suốt trong quá trình học tập của tất cả các cấp học. Đây là môn học không chỉ cung cấp những kiến thức trên sách vở mà còn mang tính thực tiễn cao. Vì vậy, yêu cầu các em học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức, lí thuyết mà còn phải biết cách vận dụng kiến thức thực tiễn vào bài học một cách linh hoạt, chính xác nhất. Do đó, việc gặp những khó khăn nhất định trong môn học này là điều không thể tránh khỏi, đặc biết là học sinh lớp 8 khi học Văn.
Tình trạng gặp khó khăn chung của học sinh lớp 8 khi học Văn
Vậy chúng ta hãy cùng gia sư văn Hà Nội tìm hiểu với trình độ nhận thức của học sinh lớp 8 thì việc tiếp cận môn ngữ văn có những khó khăn như thế nào?
Ngữ văn lớp 8 bao gồm lượng kiến thức khá lớn, lượng văn bản dài, khó tiếp cận hơn các lớp dưới. Do đó, muốn học tốt môn học này, các em cần phải có phương pháp học đúng đắn, hiệu quả để tránh hổng kiến thức. Vậy làm sao để làm được điều này? Học sinh gặp những khó khăn gì trong quá trình học ngữ văn 8?
Nội dung chính
1. Chương trình học ngày càng phức tạp
Bước sang năm học lớp 8, kiến thức các em tiếp cận không đơn thuần là những câu chuyện cổ tích như văn lớp 6, những bài thơ, ca dao về quê hương đất nước như văn lớp 7 mà đã mở rộng ra những tác phẩm truyện kí Việt Nam và nước ngoài (Tắt Đèn, Cô Bé Bán Diêm,…), thơ 30-45 (Nhớ Rừng, Đập Đá Ở Côn Lôn,…), các bài văn nghị luận cổ,… và rất nhiều các văn bản nhật dụng. Đây đều là những kiến thức hoàn toàn mới, yêu cầu các em phải nắm bắt và vận dụng một cách sáng tạo nhất những kiến thức từ các lớp dưới để tiếp cận.
Với chương trình học ngày càng mở rộng, lượng kiến thức ngày càng lớn kéo theo yêu cầu đối với các em học sinh ngày càng cao. Do đó, học sinh rất dễ chán nản, đặc biệt là các em học sinh nam. Đây là vấn đề trăn trở của rất nhiều bậc phụ huynh. Với những gia đình có điều kiện thì tìm gia sư Văn là một trong những lựa chọn hàng đầu để giải quyết nỗi lo này. Bên cạnh đó, một số gia đình không có điều kiện, không có khả năng kèm con em mình thì việc lựa chọn những cuốn sách tham khảo là một trong những giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, lựa chọn này cũng mang lại những khó khăn nhất định cho các em học sinh. Sau đây, chúng ta sẽ cùng phân tích vấn đề này.
2 . Lạm dụng tài liệu tham khảo
Nếu biết cách sử dụng văn mẫu thì bạn sẽ học tốt hơn
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu sách tham khảo Văn Học dành cho học sinh lớp 8, bám sát chương trình học tập của học sinh. Tuy nhiên, phần lớn các em không biết cách sử dụng làm sao cho đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích các tài liệu đó. Thậm chí, một bộ phận học sinh sao chép, coppy nguyên văn những bài văn mẫu vào trong bài làm của mình trong khi đó nó chỉ là tài liệu mang tính chất tham khảo. Đây là một tình trạng hết sức báo động bởi các em sẽ không thể nắm bắt được nội dung học. Nếu không có những bài văn mẫu các em sẽ không biết bắt đầu từ đâu, sắp xếp ý như thế nào, kết thúc ra sao? Vì vậy, việc tạo tính độc lập cho học sinh là điều hết sức quan trọng. Các bậc phụ huynh và gia sư văn cần hiểu rõ tính hai mặt của tài liệu tham khảo trên thị trường để hướng dẫn cho con em mình sử dụng một cách hiệu quả nhất.
3. Vận dụng lý thuyết máy móc, thụ động
Đây là điểm yếu mà hầu như học sinh ở cấp học nào cũng mắc phải chứ không chỉ riêng học sinh lớp 8. Chương trình văn lớp 8 chủ yếu tập trung vào bốn nội dung: văn tự sự, văn thuyết minh, văn nghị luận, văn bản nhật dụng. Việc vận dụng lí thuyết máy móc dẫn đến các em không phân biệt được các dạng bài này dẫn đến lạc đề, sử dụng sai, nhầm lẫn phương thức biểu đạt, khai thác vấn đề sơ sài, không chuyên sâu,… Do đó, bài làm của các em sẽ không đạt hiệu quả, điểm thấp là điều không thể tránh khỏi.
Ví dụ: Một bài văn thuyết minh theo định nghĩa là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích, giới thiệu.
(Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhân vật lịch sử,…). Đa phần các em học sinh lớp 8 sẽ vận dụng lí thuyết này để xây dựng một bài văn thuyết minh chỉ mang tính chất giới thiệu mà không biết vận dụng các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả,biểu cảm vào bài văn. Điều đó dẫn đến bài viết của các em không có chiều sâu, khiến cho người đọc có cảm giác nhàm chán, không có hứng thú. Vì vậy, việc vận dụng lý thuyết một cách linh hoạt, sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các em phải làm được nếu muốn học tốt môn học này.
Trên đây là một số khó khăn cơ bản trong chương trình ngữ văn lớp 8. Đội ngũ gia sư văn Hà Nội chúng tôi hy vọng rằng, những chia sẻ trên có thể mang lại những kiến thức bổ ích giúp cho các em học sinh khắc phục những khó khăn và đạt kết quả học tập tốt hơn.
Để lại bình luận