Nội dung chính
1. Những đề toán “ dở khóc dở cười”
Các đề toán dưới đây chắc chắn không chỉ làm người lớn mà cả giáo viên cũng phải “vò đầu bứt tai” không biết nên chọn đáp án đúng như thế nào:
Ví dụ: hãy khoanh vào một chữ đặt trước câu trả lời đúng
Số 74 đọc là:
A. Bảy mươi bốn B. Bảy mươi tư C. Bảy bốn D. Bảy tư
Với đề bài này chắc chỉ có người ra đề mới giải được vấn đề “sâu sắc” thế này.
Hoặc chẳng hạn như một đề toán lớp 4 mà giáo viên ra đề cho học sinh làm đã khiến nhiều tiến sĩ Toán học phải “bó tay” như sau:
Ví dụ: hãy viết số gồm 6 chữ số, mỗi số có 5 chữ số:
A. Ở hàng nghìn:…..
B. Ở hàng đơn vị:…..
C. Ở hàng trăm:…..
D. Ở hàng chục:….
Trời đất thành thần chắc cũng phải thán phục người ra đề toán này có trình độ “cao thâm” không lường trước được.
Hay là một bài toán sau đây cũng khiến nhiều em học trò rơi vào thế bí không biết điền như thế nào mới đúng:
Ví dụ: Các số thích hợp điền vào chỗ….trong các dãy số: 5; … ; … ;3 là:
A: 3;4 B. 4;3 C. 5;4 D. 4;3
Nếu cứ gặp các dạng Toán như thế này chẳng mấy chốc các học sinh sẽ trở thành các nhà nghiên cứu để đưa ra lý luận tìm đáp án đúng nhất.
2. Những sự thật bất ngờ về môn Toán mà ít người biết
Nếu bạn đang tìm sức hấp dẫn tuyệt vời của Toán học thì những điều dưới đây sẽ giúp hiểu thêm và yêu thích môn Toán này đấy:
• Số 100 được tạo ra từ chữ “hundrath” với nghĩa là 120 chứ không phải 100.
• Một chiếc bánh Pizza có bán kính Z, chiều cao A sẽ có khối lượng: Pi x Z x Z x A(trong đó x là dấu nhân).
• Những học sinh hoặc sinh viên nhai kẹo cao su có khả năng làm toán nhanh hơn những người không nhai.
• (6×9) + (6+9) = 69.
• Số được yêu thích nhất là số 7 và bằng chứng chính là chúng ta có 7 kỳ quan trên thế giới, 7 tội lỗi chết người, 7 màu sắc cầu vồng, 7 ngày trong tuần,…
• Trong một phòng có 23 người thì xác xuất 2 người có cùng sinh nhật là 50%.
• Mọi con đường đều đổ dồn về 100
123 – 45 + 67 + 89 = 100
123 + 4 – 5 + 67 – 89 = 100
123 – 4 – 5 – 6 – 7 + 8 – 9 = 100
1 + 23 – 4 + 5 + 6 + 78 – 9 = 100.
• Hằng số Kaprekar: chọn 1 số bất kỳ có 4 chữ số và làm theo các bước sau sẽ nhận được kết quả cuối cùng là 6174.
Bước 1: chọn 1 số gồm 4 chữ số với điều kiện không được trùng nhau, ví dụ như 1401, 1783…
Bước 2: đảo lộn thứ tự các chữ số sao cho chọn được 2 con số lớn nhất và nhỏ nhất thu được qua việc đảo lộn này. Ví dụ: hai số 4110 và 0114, lấy số lớn trừ đi số nhỏ sẽ được 3996
Bước 3: Lặp lại bước 2 đối với hiệu số ta sẽ thu được:
4110 – 0114 = 3996
9963 – 3699 = 6264
6642 – 2466 = 4176
7641 – 1467 = 6174
Lưu ý: hằng số kaprekar này cao nhất cũng mất 7 bước để tìm ra đáp án cuối cùng là 6174.
Có thể các em sẽ không tin vào những sự thật này những thử thực hiện sẽ biết ngày nó rất đúng và đảm bảo “chuẩn không cần chỉnh” đấy nhé.
3. Những mẫu chuyện vui Toán Học “cười ra nước mắt”
Câu chuyện: Đếm bỏ
Một ông doanh nhân đi về quê chơi cùng 1 người bạn là dân Toán, họ nhìn thấy một đàn bò rất lớn trên một đồng cỏ. Anh doanh nhân nói “ nhiều bò quá, tôi chưa bao giờ thấy nhiều bò như thế này có lẽ phải hàng nghìn con”. Còn anh bạn toán học trả lời “đúng đây, có tất cả là 2428 con”. “Trời làm sao mà anh lại đếm được nhanh thế?” Ông doanh nhân hỏi. Anh dân Toán trả lời “ à, tôi đếm tất cả chân rồi chia 4 là xong”.
Câu chuyện: Nguyên hàm
Có 2 anh bạn ở viện Toán học đang ngồi uống bia, khi đã ngà ngà say,
– Anh thứ nhất: “không biết trình độ Toán của mọi người bây giờ như thế nào, học qua phổ thông thì cũng biết nhiều thứ nhưng sợ lại quên hết”.
– Anh thứ 2: “theo tớ thì cũng có nhiều người biết lắm không như cậu nghĩ đâu”.
Nhân lúc anh thứ 1 nhất đi ra ngoài, anh còn lại gọi cô chạy bàn đến và dặn “lát nữa tôi có hỏi gì thì cứ trả lời là bằng x mũ 3 chia 3 nhé”. Cô bé lẩm bẩm đọc và nói “dạ, em nhớ rồi”.
Lát sau anh thứ nhất vào, anh thứ 2 mới nói “để tớ gọi cô phục vụ ra hỏi một câu về toán nhe”. Anh thứ nhất đồng ý. Khi cô phục vụ ra anh kia hỏi “nguyên hàm của x bình phường là bao nhiêu?”. Cô phục vụ trả lời chính xác x mũ 3 chia 3. Sau đó cô còn quay lại nguýt anh thứ nhất: “Anh còn thiếu hằng số C nhé”!!!!
Mong rằng với những mẫu chuyện vui mà gia sư Toán cung cấp sẽ giúp các em có thêm thời gian để thư giãn và giải trí. Thực tế toán học không chỉ đem đến tư duy logic khoa học mà còn có những điều rất ý nghĩa và vô cùng thú vị mà các em cần phải tìm hiểu.
Để lại bình luận