Kinh nghiệm gia sư môn Văn hiệu quả

Hiện nay để phụ giúp bố mẹ cũng như để tăng kỹ năng sống của bản thân, nhiều bạn sinh viên đã lựa chọn công việc đi gia sư. Đây là công việc đòi hỏi các bạn cần phải có các kỹ năng và kiến thức cao để đáp ứng lại yêu cầu của các bậc cha mẹ. Đặc biệt là đối với bộ môn văn, môn học yêu cầu người gia sư cần có kiến thức và kỹ năng khá cao. Nhiều bạn gia sư đang băn khoăn về kinh nghiệm gia sư văn. Vì vậy, trung tâm gia sư Thăng Long chia sẻ cho bạn bài viết “Nếu bạn muốn làm gia sư văn: thì đây là kinh nghiệm bổ ích”

Kinh nghiệm gia sư môn văn hiệu quả

Là một trung tâm đã có hơn 10 năm hoạt động trong nghề, Trung tâm gia sư Thăng Long luôn nhận được sự tin tưởng của các em học sinh và các bậc phụ huynh vì vậy chúng tôi có đội ngũ gia sư văn dày dặn kinh nghiệm. Tích lũy các kinh nghiệm của các bạn gia sư đã chia sẻ, hôm nay Trung tâm gia sư Thăng Long chia sẻ kinh nghiệm về môn văn dành cho tất cả các bạn gia sư.

1. Có kiến thức chuyên môn vững vàng

Môn văn so với các môn học khoa học tự nhiên như toán, lí, hóa rất khác biệt bởi ngoài tư duy logic thì môn văn đòi hỏi và thiên nhiều hơn về tư duy cảm nhận. Người dạy cần phải có hệ thống kiến thức chuyên môn vững vàng thì mới có khả năng truyền thụ kiến thức cho người học. Bởi vậy những người khi không nắm được các kiến thức cơ bản thì không thể trở thành gia sư văn giỏi. Hơn thế nữa việc không có kiến thức sẽ chứng tỏ bạn là người thầy không tốt. Môn văn sẽ chia thành ba hệ thống kiến thức chính là đọc hiểu, làm văn và tiếng việt, nhưng cả ba phân môn này đều có sự tích hợp với nhau. Vì vậy, người dạy cần phải am hiểu và nắm vững cả ba phân môn kiến thức này, đồng thời có sự phân biệt rõ ràng và khoanh vùng chính xác các vấn đề trọng tâm trong các cấp học.

2. Có phương pháp giảng dạy khoa học, dễ hiểu, sáng tạo

Đối với môn học nào cũng vậy, phương pháp giảng dạy luôn là tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá gia sư dạy giỏi, đối với gia sư dạy văn cũng vậy. Người gia sư tạo được cảm hứng cho học sinh chính là người gia sư văn giỏi. Bởi môn văn là môn học mà học sinh cảm thấy rất khó khăn vi nó dài và nhiều học sinh học toán, lí, hóa sẽ không thể cảm nhận, có các câu từ, cách viết hay được. Vì thế việc xây dựng được phương pháp giảng dạy hay cho bản thân chính là điều kiện đầu tiên cho một gia sư.  Dù có kinh nghiệm hay không có kinh nghiệm thì cũng nên tạo cho mình một phương pháp riêng để bản thân mình không bị trộn lẫn bởi các gia sư khác.

Điều đặc biệt khi gia sư môn văn thì phương pháp đó là gì? Tất nhiên chính là bạn phải dạy học theo chương trình đổi mới, tránh áp dụng và truyền thụ các kiến thức một chiều, dạy học đối phó, dạy học người thầy là chủ yếu. Thay vào đó là dạy bằng phương pháp coi học sinh là trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò định hướng, hướng dẫn kiến. Tuyệt đối không được làm thay học sinh, vì như vậy sẽ làm cho học sinh ỷ lại và không phát huy được khả năng của từng bạn học sinh. Khi dạy văn bản mới cần cho học sinh đọc để học sinh hiểu và tự phân tích, tìm hiểu tác phẩm. Khi củng cố lại kiến thức hoặc để học sinh ghi chép lại kiến thức có thể dùng sơ đồ tư duy.

3. Sự chuẩn bị giáo án chu đáo, tỉ mỉ

Khi đến giảng dạy, khâu chuẩn bị cũng rất quan trọng. Việc xây dựng một hệ thống bài giảng, giáo án chi tiết, tỉ mỉ là điểu mà các thầy cô giáo cần phải làm.

Học sinh có rất nhiều dạng khác nhau, vì thế việc xây dựng hệ thống giáo án, bài tập đối với từng đối tượng học sinh là cần thiết. Với học sinh khá, giỏi, gia sư giảng qua là học sinh có thể hiểu luôn, và dưới sự giám sát, định hướng mà học sinh có thể tự làm. Tuy nhiên ở đối tượng học sinh này thì nên chú ý vì học sinh thường hay có tính chủ quan trong làm bài, vì thế cần theo sát để giảm bớt tính này của các em. Đối với học sinh yếu cần phải có các dạng bài tập vừa phải để học sinh có thể làm được, dần dần nâng dạng bài tập từ dễ đến khó để các em có thể dễ dàng thích ứng được.

4.Tác phong sư phạm nghiêm túc, chuẩn mực

Điều quan trọng nhất đối với một nhà giáo chính là tác phong sư phạm, từ cách nói, đi đứng đến cách nói chuyện với bậc phụ huynh, cha mẹ.

Thứ nhất đó chính là kỹ năng giao tiếp, gia sư không chỉ giảng dạy cho học sinh mà còn phải giao tiếp với phụ huynh. Nếu như gia sư nói năng khéo léo thuyết phục các bậc phụ huynh trong cách giảng dạy con cái họ thì đó là điều quan trọng họ cần.

Thứ hai khi đến gặp phụ huynh thì cần ăn mặc gọn gàng, đi đứng tạo sự tự tin, gương mặt thân thiện tạo sự thoải mái cho học sinh. Đặc biệt khi tới gặp phụ huynh thì phải nói to, rõ ràng, tự tin trước mặt các bậc cha mẹ để thể hiện khả năng của bản thân mình. Hơn nữa trong quá trình đến gặp gia đình không nên hỏi phải dạy như thế nào? Dạy từ đâu? Vì điều đó đánh giá bạn không có năng lực, kiến thức và kỹ năng.

5. Tạo sự thoải mái trong học tập cho học sinh

Không khí thoải mái trong giờ học chính là phương pháp quan trọng của mỗi người thầy. Bởi vì trong quá trình dạy học thì các em vẫn có tâm trạng chán nản, chưa nghiêm túc, bố mẹ thì chưa có nhiều thời gian quan tâm con cái vì vậy chúng ta phải là người tạo nên tâm lí thoải mái nhất cho học sinh. Mỗi tiết học chính là một lần tạo nên không khí vui tươi cho học sinh. Bên cạnh những giờ học nghiêm túc cần kèm thêm những phút giải trí, trò chơi điện tử, chơi cờ, hỏi thăm, tâm sự để thầy trò hiểu nhau hơn.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại bình luận