Hướng dẫn học sinh Tiểu Học làm bài Văn miêu tả trau truốt

Văn miêu tả là kiểu văn bản quan trọng của lứa tuổi học sinh tiểu học. Đây là kiểu văn bản giúp cho học sinh có những kỹ năng vận dụng tiếng việt để viết nên bài văn miêu tả. Đồng thời khi làm bài văn miêu tả, các em cần phải sử dụng rất nhiều thao tác: quan sát, tưởng tượng, chọn lọc các chi tiết tiêu biểu phong phú trong cuộc sống. Tuy nhiên để làm bài văn miêu tả một cách trau chuốt, sinh động thì đây cũng là một trong những khó khăn lớn nhất của các em học sinh tiểu học bởi trình độ, kinh nghiệm, vốn từ, vốn sống của các em còn khá ít. Hôm nay gia sư môn Văn tại nhà xin hướng dẫn cho các em học sinh tiểu học cách làm bài văn miêu tả trau truốt.

Gia sư văn tại nhà

Gia sư Văn Tiểu Học hướng dẫn học sinh làm bài Văn miêu tả sinh động

Văn miêu tả là kiểu văn bản vẽ lại bằng lời nói những đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng giúp người đọc, người nghe hình dung ra sự vật, hiện tượng ấy một cách rõ ràng. Khi miêu tả người viết phải sử dụng rất nhiều giác quan: thính giác, thị giác, khiếu giác, xúc giác…để quan sát, nhìn nhận sự vật khiến cho sự vật được miêu tả trở nên sống động, đẹp hơn.

Để làm được bài văn miêu tả hay, đáp ứng được các yêu cầu của đề bài, lời văn trau chuốt, học sinh cần phải có vốn từ ngữ phong phú đa dạng. Các hình ảnh, chi tiết đưa vào bài văn cần lựa chọn, chắt lọc, cách miêu tả phải thể hiện được nội dung, tư tưởng và tính thẩm mỹ. Đối với học sinh tiểu học việc viết được một bài văn miêu tả như vậy quả là một bài toán bởi lối sống, vốn từ, kinh nghiệm của các em còn hạn chế.

Vậy câu hỏi đặt ra là: viết bài văn miêu tả trau chuốt cần những bước nào?

Bước 1: Xác định được nội dung đề và lập dàn ý cho đề bài cụ thể

Đây là yếu tố đầu tiên khi làm bài văn miêu tả. Học sinh tiểu học cần nắm nội dung chính, yêu cầu của đề bài để định hướng cho mình cách làm, lựa chọn hình ảnh, chi tiết cho phù hợp. Đặc biệt khi làm bài văn miêu tả học sinh tiểu học cần phải biết lập dàn ý cho bài văn cụ thể. Thực tế cho thấy có rất nhiều em không biết lập dàn ý là gì và lập dàn ý như thế nào? Nên từ đó đã bị xót ý, thiếu ý, bài văn thiếu mạch lạc. Ở những dạng bài văn miêu tả có các cách lập dàn ý khác nhau, do vậy các em cần đặc biệt lưu ý ở vấn đề này.

Ví dụ: Đề văn miêu tả về con vật

Mở bài: Giới thiệu con vật cần tả (tên con vật, nơi ở, lí do em thích nó…)

Thân bài: – Tả hình dáng con vật đó (Các bộ phận của con vật: mắt, mũi, miệng tai, chân, lưng, bụng…)

– Thói quen sinh hoạt và hoạt động của con vật đó

+ Con vật đó có thói quen gì (Chó thấy chủ thì vẫy đuôi, mèo hay ngủ dưới bếp…)

+Hoạt động của con vật (Mèo thì bắt chuột, chó giữ nhà…)

Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật đó (yêu thích, vui vẻ, muốn được chăm sóc cho nó…)

Bước 2: Cần lựa chọn các hình ảnh, chi tiết miêu tả

Học sinh tiểu học có vốn sống khá ít, vì thế việc có các hình ảnh phong phú đa dạng cũng hạn chế. Để tăng khả năng viết, học sinh cần phải có khả năng quan sát, chọn lọc các hình ảnh, chi tiết tiêu biểu. Việc dùng các hình ảnh, chi tiết tiêu biểu sẽ thuyết phục được người đọc, tạo nên cảm hứng, sự hứng thú của người đọc trong bài viết. Cần cho học sinh các hình ảnh cụ thể để quan sát. Sau đó yêu cầu học sinh đưa ra các hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, từ đó đưa ra nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm. Đặc biệt muốn chọn lọc các hình ảnh tiêu biểu học sinh có thể tích cực đọc sách, báo, tài liệu tham khảo ghi chép lại qua một cuốn sổ hoặc một cuốn nhật ký. Sau đó khi viết văn dùng những hình ảnh này làm tư liệu đưa vào bài viết.

Ví dụ: Khi miêu tả về con chó cần phải quan sát được thực tế con chó như thế nào? Hình ảnh nào tiêu biểu để phân biệt con chó với con mèo? Hay việc tả con chó cần có những chi tiết nào?

Bước 3: Cách sắp xếp các ý logic, diễn đạt mạch lạc

Khi có đầy đủ các tư liệu từ hình ảnh, chi tiết, cách làm thì các em phải biết sắp xếp các câu văn theo một trình tự logic, đúng trọng tâm và yêu cầu của đề bài. Vấn đề viết văn lủng củng, sử dụng các từ, câu tối nghĩa là lỗi thường gặp của các em học sinh tiểu học.Vì vậy để viết tốt hơn cần siêng năng luyện tập, làm các dạng đề có liên quan đến trình bày, sắp xếp ý của các thầy cô giáo trên lớp. Từ đó dần dần rút ra kinh nghiệm và tạo ra thói quen trình bày mạch lạc. Để có cách diễn đạt mạch lạc học sinh tiểu học phải biết tự kiểm tra lại nội dung và cách diễn đạt, đây là yếu tố rất cần thiết.

Bước 4: Hạn chế các lỗi về dùng từ, dùng câu

Để viết bài văn miêu tả hay các em học sinh cần có vốn từ và cách sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm, lựa chọn cái mới, cái tiêu biểu trong bài viết của mình. Nên việc viết bài các em cần hạn chế các lỗi dùng từ tối nghĩa, lủng củng, dùng câu sai chức năng ngữ pháp… Viết câu cần đúng từ, đúng nghĩa, đúng cú pháp.

Ví dụ: Con chó nhà em trông nặng như quả dưa 3kg ⇒ Câu sai về nghĩa

Những con chim đáng yêu ấy ⇒ Câu chưa đủ thành phần

Em thấy có ích khi nuôi con chó này ⇒ Sắp xếp ý chưa có trật tự.

Gia sư Văn Hà Nội hi vọng bài viết chia sẻ trên đây sẽ là tài liệu bổ ích cho quý phụ huynh học sinh trong việc tìm ra phương pháp tốt nhất dạy cho con trẻ cách viết một bài Văn miêu tả. Giúp các em có niềm đam mê và yêu thích bộ môn Văn Học này hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận