Giúp học sinh mất gốc đạt 7 điểm môn Văn

Kì thi lớp 9 vào 10 THPT là một kì thi quan trọng. Vì vậy phần lớn các em học sinh đặt ra câu hỏi “em yếu văn vậy làm sao có thể đạt được điểm 6,7” Để đạt được điểm 6,7 trong kì thi ôn luyện 9 vào 10 THPT không phải là quá khó, nhưng học cần có phương pháp.

Gia sư văn giỏi hà nội

1.  Tìm hiểu cấu trúc đề thi, biểu điểm, đáp án.

Các em nên tham khảo cấu trúc đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức và dự bị những năm trước của Bộ GD&ĐT. Nó sẽ giúp học sinh có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi.

Khi đọc những tài liệu này, cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, phạm vi dẫn chứng…

Các em cũng nên học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt… qua những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó, đồng thời so sánh các bài viết này với đáp án và biểu điểm của Bộ, xem bài làm thiếu ý nào, có ý nào mới hơn, tại sao lại được điểm cao như thế…

Ví dụ: Cấu trúc đề thi của bộ GD&ĐT sẽ thường có hai phần: phần đọc hiểu và phần làm văn. Phần đọc hiểu thường là những câu hỏi nhận biết, thông hiểu có liên quan tới tác giả, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện, nhận biết các phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ….cụ thể đề thi sẽ cho các em một đoạn văn và các em dựa vào đoạn văn đó để trả lời.

Phương pháp giúp học sinh mất gốc giỏi văn

Phần 2 là phần văn bản nghị luận xã hội hoặc nghị luận về văn học, những vấn đề có liên quan tới chương trình sách giáo khoa hoặc ngoài đời sống xã hội ( vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên trong “Lặng lẽ sapa” của Nguyễn Thành Long hay tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân)

2.  Không học tủ nhưng cần có trọng tâm

Có thí sinh cho rằng năm trước, đề thi đã ra vào bài này, phần này, nên năm sau sẽ không rơi vào bài đó nữa. Nhận thức như vậy là chủ quan, vừa sai lầm, vừa thiển cận. Nhiều em ngại khó, nên thường bỏ qua các bài khó, dài và ít hấp dẫn như: Làng, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi,… Nhưng đề thi vẫn có thể rơi vào các bài đó, mà khi đề đã ra, thì dù không thích cũng phải làm.

Đề thi môn Văn thường kiểm tra toàn diện kiến thức văn học sử (về giai đoạn văn học 1945 – 1975), cũng như tác phẩm văn học cả trước và sau Cách mạng, cả thơ và văn, đồng thời kiểm tra toàn diện các kĩ năng tóm tắt, bình giảng, phân tích, so sánh, giải thích, chứng minh…

Vì vậy, các em nên cố gắng ôn tập đều ở tất cả các phần, các bài trong chương trình thi, không nên học tủ. Với cách ra đề phân thành nhiều câu, nhiều phần như chủ trương của Bộ, thì học tủ là rất nguy hiểm. Tuy vậy, các em vẫn nên ôn tập có trọng tâm, trọng điểm.

Bên cạnh ôn tập kiến thức, cần rèn luyện kĩ năng làm các kiểu bài tóm tắt về tác giả, tác phẩm và giai đoạn văn học; kĩ năng phân tích văn xuôi và bình giảng thơ; kĩ năng phân tích đề, tìm ý, triển khai ý, mở bài, kết bài, chuyển đoạn, trình bày, diễn đạt…

Cần bám sát chương trình của Bộ và sách giáo khoa, vì đó là văn bản pháp quy của nhà nước, mà đề thi không được nằm ngoài. Lưu ý rằng tất cả những gì có trong sách giáo khoa đều có thể thi.

3.  Học văn như nấu ăn

Trong quá trình ôn luyện và thi Văn thì kĩ năng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó giống như để nấu một món Phở với những nguyên liệu hoàn toàn giống nhau: nội dung ôn thi của học sinh cả nước là như nhau nhưng có người nấu mặn, có người nấu nhạt, có người nấu vị thanh lại có người nấu vị đậm đà; hương vị món ăn thế nào đôi khi phụ thuộc vào khẩu vị của người ăn (giám khảo) nhưng trên hết phụ thuộc vào kĩ năng chế biến của người đầu bếp (thí sinh).

Để đạt kết quả tốt nhất có thể trong kì thi tuyển sinh, các bạn cần phải có nền tảng kĩ năng phân tích, giải thích, bình luận, so sánh, đối chiếu… biết kết hợp, vận dụng khéo léo trong bài viết để tạo nên sự đa dạng, mới mẻ trong lối viết; tránh cách dụng văn đơn điệu, một màu, nhàm chán. Một khi đã viết văn thuần thục cộng với kiến thức nền vững, các bạn sẽ không bao giờ phải rập khuôn văn mẫu hay tốn hàng giờ học thuộc tất cả những bài văn mẫu có sẵn.

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn văn

4.  Ôn tập theo vấn đề và theo nhóm tác phẩm

Các em nên tập trung vào các nhóm tác phẩm sau

Nhóm 1: Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Nhóm 2: Quan niệm về người anh hùng trong xã hội xưa: Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Nhóm 3: Hình ảnh người lính – tình đồng chí: Đồng chí của Chính Hữu, bài thơ về tiểu đội xe không kinh của Phạm Tiến Duật, ánh trăng của Nguyễn Duy.

Nhóm 4: Sức sống của thiên nhiên đất nước: Mùa xuân nho nhỏ, sang thu, đoàn thuyền đánh cá.

Nhóm 5: Tình yêu nước, yêu quê hương, tình cảm gia đình: Nói với con, mây và song, bếp lửa, con cò, viếng lăng Bác, khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, làng, lặng lẽ sapa, những ngôi sao xa xô, chiếc lược ngà.

Sau khi tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm, cần phải phát hiện được những nét độc đáo của tác phẩm này so với tác phẩm khác, những nét chung của tác phẩm trong nhóm.

Ví dụ: Cùng nói về hình ảnh người lính – tình đồng đội, đồng chí nhưng Đồng chí của Chính Hữu và bài thơ vê tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật lại có những điểm cảm nhận khác nhau và riêng biệt.

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sáu sắc. Tình đồng chí thiêng liêng hòa quyện với tình cảm giao tiếp khi lí tưởng chiến đấu đã rực sáng trong tâm hồn.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồn nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính” đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.

5.  Học văn theo ý, kết hợp tư duy và tái hiện

Các giám khảo chấm bài thi cũng phải so sánh giữa  hệ thống ý của bài văn và hệ thống ý mà Bộ GD&ĐT đề ra trong đáp án và biểu điểm chấm thi để cho điểm. Vì vậy, khi học văn, các em cần tránh học vẹt, mà nên học theo ý (theo luận điểm). Cần nhớ số lượng ý lớn, ý nhỏ trong từng bài, từng đề, rồi mới nhớ nội dung của từng ý, từng luận điểm. Học theo ý, mới có thể dễ nhớ, nhớ lâu và sâu sắc.

Giống như quá trình tư duy, quá trình nhận thức của con người, khi học và làm văn, cũng cần qua 3 bước là HIỂU – NHỚ – VẬN DỤNG. Muốn vận dụng được kiến thức đã học vào bài làm văn, cần phải nhớ và hiểu được những kiến thức ấy.

Sau giờ học trên lớp, hãy dành thời gian tĩnh tâm (khoảng 20 – 30 phút) để nhớ lại kiến thức vừa học, nhất là hệ thống ý lớn, ý nhỏ. Sau đó mới mở sách ra kiểm tra lại. ý nào mình chưa nhớ được thì cần phải học ngay.

Các em nên đọc tác phẩm và học văn vào sáng sớm, khi đọc, nên đánh dấu lại những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ mà mình cho là quan trọng, hoặc thấy hay, thấy có ý nghĩa và xúc động, đồng thời ghi nhớ luôn các chi tiết ấy vào não để vận dụng lại vào bài viết sau này.

6.  Phân bố thời gian làm bài hợp lý

Các em cần hết sức lưu ý đến điểm số của từng câu (hoặc từng phần) được ghi trong đề thi. Từ đó chủ động phân chia thời lượng, giấy mực… cho từng câu một cách hợp lí. Tránh tình trạng đầu tư quá nhiều thời gian và sức lực cho câu có điểm tối đa thấp. Cần tận dụng từng giây phút, tránh tình trạng không đủ thời gian để làm bài.

Sắp xếp thời gian làm bài thiPhần mở và kết bài cho từng câu cũng cần được viết trong khoảng thời gian thật ngắn. Trong thực tế, nhiều thí sinh ngồi cắn bút đến 15 – 20 phút, thậm chí nhiều hơn, vẫn chưa viết xong mở bài, vậy thì đối với ngay cả câu 5 điểm (thời gian cho phép làm bài là 90 phút), cũng làm sao đủ thời gian để viết mở bài và kết luận?

Các em nên luyện tập để có thể mở bài, kết bài cho từng câu trong khoảng thời gian từ 5 – 7 phút. Như thế mới có đủ thời gian để triển khai ý sâu sắc và đầy đủ cho phần thân bài.

Ví dụ: Mở bài cho các dạng về tác phẩm văn học, để tránh mất thời gian thì các em nên mở bài theo cách thông thường nhất đó là mở bài trực tiếp đưa ra vài nét chính về tác giả, sau đó là tác phẩm và đi vào vấn đề cần phân tích luôn. Cách mở bài nhanh mà đầy đủ.

7.  Rèn luyện để tăng tốc độ viết

Cần lưu ý rằng, điều kiện đầu tiên để tốc độ viết văn nhanh hơn là các em phải luôn làm chủ kĩ năng và kiến thức, phải chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ kiến thức trong đầu.

Trình bày những điều trên đây, gia sư văn tại Hà Nội hy vọng ít nhiều giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập và làm bài. Hãy luôn nhớ rằng trên con đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng và “tất cả những gì tốt đẹp nhất, chỉ có thể có được khi chúng ta chịu trả giá bằng một nỗi đau khổ vĩ đại” (Côlin Măc Calâu).

Nếu kiên nhẫn rèn luyện, nỗ lực học tập một cách thông minh và có phương pháp, chỉ cần một thời gian ngắn, chắc chắn các em sẽ có bài văn đạt điểm 6, 7. Chúc các em thành công.

4.9/5 - (153 bình chọn)

Để lại bình luận (5)

  • Hồ Thị Thủy: 23 Tháng Tư 2024 ,7:50 sáng

    Em

    Trả lời
  • Phạm văn tú: 27 Tháng Sáu 2020 ,7:51 chiều

    Em năm nay là cuối cấp thcs mà k có 1 sức viết văn :hướng dẫn e vs ạ

    Trả lời
    • giấc mơ trưa: 27 Tháng Sáu 2020 ,7:51 chiều

      ủa bạn ,ngta có đụng gì đến chén cơm của bạn chx mà bạn chửi v, bn ko bt bất lịch sự à , ko hc đạo đức hả

      Trả lời
    • vũ Hoàn: 27 Tháng Sáu 2020 ,7:51 chiều

      ngu vãi lồn

      Trả lời
  • Súc Vật: 24 Tháng Hai 2019 ,8:52 chiều

    ahihi

    Trả lời