Gia sư Văn hướng dẫn học sinh THCS làm bài Văn tự sự

Bước vào chương trình ngữ văn cấp 2, các em học sinh phải tiếp xúc với nhiều thể loại văn bản khác nhau như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh. Mỗi phương thức biểu đạt lại có những đặc trưng, những phương thức làm bài khác nhau. Để làm tốt từng kiểu văn bản, các em phải nắm vững được khái niệm, cách sử dụng, cách ứng dụng cho phù hợp với từng dạng bài.

Gia sư văn hướng dẫn làm văn tự sự

Đặc biệt, các em học sinh THCS, bước đầu tiên phải tiếp xúc với văn tự sự chắc hẳn gặp khá nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, không biết phải bắt đầu như thế nào? Bởi đây là năm học chuyển cấp đầu tiên của các em với môi trường học tập và giảng dạy hoàn toàn mới khiến các em vẫn chưa kịp thích  nghi. Hơn nữa, với nhiều em học sinh, văn tự sự gần  như là một khái niệm hoàn toàn xa lạ với các em mặc dù nó rất gần gũi với cuộc sống thường ngày.

Hiểu và cảm thông với những khó khăn trên của các em học sinh, sau đây gia sư môn văn xin được chia sẻ một số kinh nghiệm giúp học sinh THCS làm bài văn tự sự một cách đơn giản nhất.

Chắc hẳn chúng ta đều biết, văn tự sự có mặt mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Nó xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp, trong những câu chuyện của chúng ta với gia đình và bạn bè. Văn tự sự là phương thức dùng để truyền đạt những nội dung, một chuỗi sự việc theo một trật tự logic và trình tự thời gian nhất định. Đây không chỉ đơn thuần là những kiến thức trên sách vở mà nó còn có tính ứng dụng cao trong thực tế giúp cho câu chuyện trở nên sinh động, cuốn hút người nghe hơn. Chắc hẳn mọi người đều muốn nghe một câu chuyện sinh động, có thần thái hơn một câu chuyện nhạt nhẽo và buồn tẻ. Ngay từ đầu năm học lớp 6, các em học sinh đã phải tiếp xúc với phương thức tự sự nhưng vẫn có khá nhiều thiếu sót trong bài làm.

Vậy giáo viên cần làm những gì để học sinh có thể tự mình hoàn thành tốt một bài văn tự sự?

Gia sư Văn hướng dẫn học sinh THCS nắm chắc khái niệm, đặc điểm, yếu tố cơ bản làm bài văn tự sự

Cốt truyện: Cốt truyện là yếu tố quan trọng hàng đầu để làm nên một bài văn tự sự. Cốt truyện có rõ ràng và tuân theo trình tự các chuỗi sự kiện rõ ràng, mạch lạc, có nguyên nhân, diễn biến, có mở đầu, có kết thúc thì mới thuyết phục được người đọc, người nghe, tạo được hứng thú cho họ với câu chuyện của mình. Cốt truyện được xây dựng bằng các tình tiết khác nhau, các sự kiện được sắp xếp, lựa chọn để tạo thành một bài văn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để tạo được điểm nhấn cho bài văn, người viết cần phải lựa chọn những tình tiết hấp dẫn với diễn biến phong phú và phải có sự sáng tạo. Nhưng tất cả đều phải xuất phát tự thực tiễn, tránh tình trạng học sinh tưởng tượng một cách thái quá, phi thực tế, bịa cốt truyện.

Gia sư môn văn hướng dẫn học sinh thcs làm văn tự sự

Cách xây dựng nhân vật: Khi làm bài văn tự sự, học sinh cần xác định các nhân vật có trong bài viết của mình, đâu là nhân vật chính, đâu là nhân vật phụ. Nhân vật trong bài viết cần được khắc họa rõ nét đặc điểm, tính cách. Học sinh có thể miêu tả ngoại hình của nhân vật (tên tuổi, vóc dáng, diện mạo, trang phục,…) để góp phần tô điểm tính cách của họ.

Cách viết lời kể, lời thoại: Cách viết lời kể, lời thoại phải đảm bảo linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thể loại câu kể, câu cảm thán, câu nghi vấn,…Lời kể phải phù hợp với ngôi kể. Đồng thời, muốn làm tăng tính chân thực cho bài làm, người viết nên kết hợp một số đoạn hội thoại trong bài văn giữa các nhân vật. Tuy nhiên, lời thoại cần có tính chọn lọc, số lượng hội thoại nên nằm trong mức hạn chế.

Ngôi kể: Ngôi thứ nhất: Người kể xưng tôi, trực tiếp xuất hiện để dẫn dắt toàn bộ diễn biến của câu chuyện, tức kể lại những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mìn. Ngôi thứ 3: Người kể giấu mình, không trực tiếp xuất hiện, gọi tên các nhân vật bằng tính tên gọi của họ gọi bằng các đại từ nhân xưng ở ngôi thứ 3 (ông, bà, anh, chị).

Giúp học sinh xây dựng dàn ý cho bài văn tự sự

Sau khi nắm được những yếu tố cơ bản để cấu thành nên một bài văn tự sự thì việc xây dựng một dàn ý cụ thể, chi tiết là điều vô cùng quan trọng để tránh thiếu sót ý trong bài văn:

Mở bài:

Giới thiệu khái quát nhân vật hoặc tình huống truyện.

Thân bài:

Lựa chọn ngôi kể

Kể các tình huống làm nên câu chuyện

Đan xen miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật

Các tình tiết sắp xếp theo một trình tự hợp lí, phù hợp với diễn biến của câu chuyện

Kết bài:

Kết cục của câu chuyện

Liên hệ và mở rộng

Ví dụ minh họa: “Kể về một kỉ niệm tuổi thơ làm em nhớ mãi”

Hướng dẫn làm văn tự sự

Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm mà em muốn kể (Chăn trâu, thả diều, bị ngã, gây lộn với bạn,…)

Thân bài: Diễn biến sự việc: (chuyến đi chăn trâu thả diều)

+ Thời gian: 4 giờ chiều

+ Nam ở thành phố về quê nghỉ hè, xin mẹ đi thả diều với bọn trẻ con hàng xóm

+ Nam không biết thả diều nên các bạn không cho Nam chơi

+ Nam giành lấy diều và diều bị bay mất

+ Nam không xin lỗi và bỏ chạy về nhà

+ Trên đường về, Nam bị giẫm phải mảnh thủy tinh vỡ và bị chảy máu

+ Các bạn đến và cõng Nam về nhà

+ Kết quả sự việc: Nam thấy có lỗi vì hàng động của mình. Nam xin lỗi các bạn và hứa lần sau sẽ không tái phạm

Kết bài:

Nam rút ra được bài học gì cho bản thân? (phải biết nhận lỗi, lòng bao dung của con người,…)

Để làm tốt được bài văn tự sự ở cấp bậc THCS không phải là điều quá khó nhưng các em cần phải nắm rõ những yếu tố cấu thành nên bài văn và lựa chọn ngôi kể phù hợp. Chúng tôi tin rằng, bài viết trên sẽ mang lại những kiến thức bổ trợ bổ ích cho các em trong quá trình làm văn của mình. Gia sư văn rất vui khi được làm người bạn đồng hành thân thiết, chia sẻ cùng các em trong quá trình học tập. Chúc các em thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận