Gia sư Văn chia sẻ phương pháp tạo hứng thú học Ngữ Văn

Trong quá trình đi dạy đội ngũ gia sư Văn Hà Nội chúng tôi đã trải qua rất nhiều học sinh khác nhau, học sinh khá có, học sinh trung bình có, học sinh yêu thích môn Văn cũng có, mà học sinh không có hứng thú học Văn cũng rất nhiều. Tuy nhiên, nếu nói những học sinh đó chán học Văn cũng không đúng, bởi thực tế ở bên ngoài các em vẫn rất thích mua những tạp chí, ấn phẩm liên quan đến Văn chương. Vậy nguyên nhân do đâu mà khiến tình trạng học Văn của học sinh trong nhiều năm trở lại đây có sự xa sút đến như vậy? Có phải do học sinh hay do chính những người thầy cô chúng ta chưa truyền được những cảm xúc và hứng thú học Văn cho các em.

Gia sư môn văn hà nội

Trong học tập và làm việc, hứng thú đóng vai trò rất quan trọng, dưới sự ảnh hưởng của hứng thú con người có thể làm được bất cứ việc gì. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, sự say mê đối với nôi dung hoạt động. Trong các hoạt động tính hấp dẫn về mặt cảm xúc chính là yếu tố chủ yếu làm nảy sinh hứng thú, vì thế hứng thú sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động.

Đối với học sinh cũng vậy, hứng thú giúp học sinh có những nhận thức tích cực, khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo, và học tập đạt kết quả cao. Nếu các bộ môn khác cung cấp cho học sinh kiến thức về  khoa học, cuộc sống, tự nhiên… thì môn Ngữ Văn giúp học sinh rất nhiều trong giao tiếp, cảm thụ được cái hay cái đẹp tinh hoa trong văn hóa nghệ thuật của nhân loại, không những thế môn Ngữ Văn còn giúp học các em học sinh hình thành đạo đức, phẩm chất, nhân cách tốt.

Thế nhưng theo khảo sát thực tế cho thấy rất nhiều học sinh không có hứng thú với môn Ngữ Văn. Đối với môn văn học sinh có vẻ hời hợt nhất và các em cho rằng khó, kiến thức về môn học này hiện nay chủ yếu do thầy cô cung cấp và các em còn thụ động. Các em ngày càng không thích học môn Ngữ Văn, những bài văn của học sinh thời nay thường rất nghèo nàn cảm xúc và vốn từ.

Một học sinh có bài văn tốt nghiệp viết về Bác khiến ai cũng phải ngao ngán với những câu: “Bác yêu thiên nhiên đến nỗi kể cả đến chỗ Bác ở cũng hết sức thiên nhiên, hang động. Sáng Bác ra bờ suối ngắm cảnh thiên nhiên (làm việc giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng gì bằng)…”.

Nhiều học sinh có cách viết văn rất ngô nghê, ngớ ngẩn như “nhà em có một con chó lợn” hay “nhà em có một buồng đựng đầy chuối”. Với đề bài: “Giới thiệu một loại hoa hoặc một loại cây em biết” em Bùi Đình Chương, học sinh lớp 8A, THCS Nguyễn Trãi đã vô tư viết “…một loài hoa đơn độc như những thằng nghiện ra đi tìm tiền tiêm chích… Hoa này trông rất giống thằng nghiện vì nó có những cái bông nhọn không khác gì xi lanh…”.

tim-gia-su-gioi-van

Hiện nay gia sư dạy văn đã chú trọng hơn đến việc tạo hứng thú học văn cho học sinh, muốn học sinh tiếp thu hiệu quả thì giáo viên cần phải biết hây hững thú học tập cho học sinh, từ đó mới phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các em. Để giúp học sinh hứng thú, tích cực, chủ động trong việc học Ngữ Văn thường có nhiều phương pháp.

Phương pháp 1: Cách vào bài học như thế nào?

Đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn là vừa khoa học vừa nghệ thuật cho nên việc đa dạng hóa cách vào bài học hay còn gọi là cách giới thiệu bài là rất có ý nghĩa. Lời giới thiệu bài càng hấp dẫn, mới mẻ thì càng tạo được hứng thú của học sinh với bài học. Giới thiệu bài thường có 2 cách: trực tiếp, gián tiếp. Cụ thể, giới thiệu bài có một số cách như sau:

Nêu xuất sứ: giáo viên có thể dựa vào phần chú thích trong sách giáo khoa và nghiên cứu kĩ bài học

–  Giới thiệu bài bằng lời kể sáng tạo

–  Giới thiệu bài bằng một vài so sánh tương đồng hay đối lập

–  Giới thiệu bài bằng cách kể một câu chuyện có liên quan đến bài học

–  Giới thiệu bài bằng cách nêu câu hỏi tình huống có vấn đề

–  Giới thiệu bài bằng cách trò chơi giải ô chữ…

Cụ thể hơn chúng ta có một số ví dụ như sau:

VD 1: Bài “Cong Rồng cháu Tiên”_NV6_tập 1

Giới thiệu bài bằng cách đặt câu hỏi: Dân tộc Việt Nam là con cháu ai? Nguồn gốc ấy có gì đẹp đẽ và thiêng liêng khiến cho mọi người dân ta đều vô cùng tự hào? Truyện “Con Rồng cháu Tiên” sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó…

VD 2: Bài “Tìm hiểu chung về văn tự sự”_NV6_tập 1

Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy cho biết khái niệm văn tự sự là gì? Văn tự sự có gì khác với văn miêu tả? Trong tình huống nào người ta dùng đến văn tự sự?

Sau khi học sinh trả lời giáo viên dẫn vào bài.

Phương pháp 2: Dạy văn bằng cách liên tục gắn với thực tế

Nếu áp dụng phương pháp này giáo viên cần đưa những câu hỏi gợi dẫn giúp học sinh liên hệ những vấn đề tác giả đề cập đến trong tác phẩm với thực tế đời sống , đặc biệt là những vấn đề thời sự của xã hội hiện đại. Hoặc bằng cách đưa ra những câu hỏi mở để tìm hiểu suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của học để giúp thu hút dự chú ý của học sinh vào bài học. Ngoài ra giáo viên có thể đưa những tình huống giả định để học sinh hòa mình vào tác phẩm, rèn luyện kỹ năng sống, chuẩn bị hành trang bước vào đời. Việc liên hệ với thực tế đời sống xã hội bên ngoài phải làm sáng tỏ hệ thống tri thức cần đạt tới, vì vậy giáo viên cần tinh tường khi chọn chi tiết để liên hệ.

Phương pháp 3: Dạy văn bằng cách gắn vào các câu truyện cười, ngụ ngôn, sở thích của học sinh.

Việc thiết lập mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thày và trò, giữa các trò cũng tạo hứng thú cho học sinh. Giáo viên nên thường xuyên tìm hiểu học sinh muốn việc học diễn ra như thế nào, cái gì làm các em thích hay không thích để có thể tổ chức quá trình dạy học như các em mong đợi. Để có thể tạo hứng thú học môn Văn cho học sinh, giáo viên không chỉ hợp tác tích cực mà còn cần tạo một bầu không khí nhẹ nhàng tự nhiên, tránh gây căng thẳng cho các em thông qua những câu truyện cười, truyện ngụ ngôn ngắn nhằm mục đích gây tiếng cười, xoa dịu quá trình học Văn khô khan.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận