• Thời gian làm bài 120 phút
• Nội dung: 2 phần
• Phần 1: đọc – hiểu (3 điểm)
• Phần 2: Làm văn (7 điểm)
+ Nghị luận xã hội (2 điểm)
+ Nghị luận văn học (5 điểm)
a. Phần đọc – hiểu (3 điểm)
• Mô tả:
+ Đây là câu hỏi đầu tiên trong đề thi môn ngữ văn 2017
+ Bao gồm 1 ngữ liệu: Thường là 1 đoạn thơ/ bài thơ hoặc 1 đoạn văn/ bài văn (thường không có trong chương trình sách giáo khoa hiện hành).
+ Gồm 4 câu hỏi nhỏ dao động từ 0,5 – 1 điểm/ câu/ độ khó của câu hỏi
+ Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu
• Phạm vi kiến thức trọng tâm:
+ Nắm vững đặc điểm nhận diện 6 phong cách ngôn ngữ chức năng: Nghệ thuật, báo chí, chính luận, khoa học, sinh hoạt, hành chính công vụ.
+ Các biện pháp tu từ: Nắm được dấu hiệu nhận biết và hiệu quả sử dụng của các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ, câu hỏi tu từ,…
+ Các thao tác lập luận: Nắm vững khái niệm và cách sử dụng của 6 thao tác lập luận bao gồm: Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ.
+ Các phương thức biểu đạt: Phân biệt và hiệu quả sử dụng các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ.
+ Xác định nội dung, chủ đề của văn bản
+ Cách viết đoạn văn và một số kiến thức khác như: Đọc hiểu một câu thơ, câu văn, câu nói và lí giải chúng,…
• Bí kíp đạt điểm tối đa:
+ Hỏi gì trả lời đấy
+ Trình bày thành đoạn văn ngắn cho mỗi câu trả lời
b. Nghị luận xã hội (2 điểm)
• Mô tả:
+ Câu đầu tiên trong phần II của đề thi
+ Yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về vấn đề nghị luận
• Phạm vi kiến thức trọng tâm:
Nghị luận xã hội có 2 dạng bài chính là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Vấn đề nhận thức mục đích, lí tưởng sống, vấn đề về lòng yêu nước, tính cách con người, lòng nhân ái, vị tha, các mối quan hệ trong xã hội,…
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Thường đề cập tới những vấn đề mang tính thời sự, những vẫn đề nóng mà toàn xã hội đang quan tâm
• Bí kíp đạt điểm tối đa:
+ Dung lượng: Hơn 1 mặt giấy
+ Trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả
+ Dẫn chứng xác thực, lập luận chặt chẽ, logic
c. Nghị luận văn học (5 điểm)
• Mô tả:
+ Câu thứ ba trong đề thi và chiếm số điểm cao nhất
+ Mức độ kiến thức, kĩ năng cao nhất
• Phạm vi kiến thức trọng tâm:
+ Các tác phẩm thơ: Tây Tiến – Quang Dũng, Việt Bắc – Tố Hữu, Sóng – Xuân Quỳnh, Đất nước – Nguyễn Đình Thi,…
+ Các tác phẩm văn xuôi: Vợ chồng A Phủ, rừng xà nu, chiếc thuyền ngoài xa, những đứa con trong gia đình, ai đã đặt tên cho dòng sông, người lái đò sông đà, vợ nhặt,…
+ Các kiểu câu hỏi thường gặp: Cảm nhận/ phân tích/ bình luận
+ So sánh văn học: So sánh hai đoạn thơ/ bài thơ, so sánh hai đoạn văn, so sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học, so sánh hai nhân vật văn học, so sánh hai cách kết thúc tác phẩm,…
• Bí kíp đạt điểm tối đa:
+ Viết đúng bố cục, trình bày rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả
+ Có dẫn chứng, trích dẫn
+ Có liên hệ, mở rộng, so sánh, đối chiếu
T.S Phạm Hữu Cường (trung tâm luyện thi thầy Cường) cho biết: “Đề thi thử nghiệm môn ngữ văn kì thi THPT quốc gia mà BGD&ĐT công bố là một đề thi có khả năng đánh giá được năng lực người học thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, giảm bớt yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn”. Đây là một đề thi được đánh giá có sự sáng tạo và phù hợp với các em học sinh với điểm số sẽ dao động từ 7 -8 điểm. Tuy nhiên, để thích nghi với sự thay đổi trên của bộ, ngay từ bây giờ các em cần phải chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức thật vững chắc để vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia một cách xuất sắc nhất, tạo bước đệm tốt nhất cho việc xét tuyển đại học phía trước.
Đội ngũ gia sư Văn môn Văn chúc các sĩ tử thành công!
Để lại bình luận