Chương trình văn học của các em học sinh, văn tự sự hầu hết được xuất hiện trong các bài tập làm văn từ lớp 8, lớp 9, thậm chí cả lớp 10. Trong văn tự sự các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò rất quan trọng, giúp cho văn tự sự đươc sinh động và có chiều sâu của cảm xúc. Chắc hẳn cái em đều mong muốn làm một bài văn tự sự thật hay và có hồn. Đừng lo lắng về điều đó, gia sư văn Hà Nội sẽ chia sẻ cho các em một số phương pháp hay giúp các em làm bài văn miêu tả và văn biểu cảm thật chau chuốt nhé !
Nội dung chính
1. Hiểu được khái niệm và vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm
– Miêu tả là dùng ngôn ngữ hay một phương thức nghệ thuật diễn tả 1 cách chi tiết để người đọc hoặc người xem có thể hình dung và cảm nhận được sự vật, hiện tượng đó ở ngay trước mắt. Trong văn bản tự sự miêu tả không đóng vai trò chính, nhưng có thể giúp cho câu chuyện được diễn ra sinh động hơn.
– Biểu cảm là bộc lộ tình cảm của bản thân trước 1 hiện tượng hoặc sự vật nào đó, yếu tố biểu cảm có tác dụng làm cho bài văn bớt khô khan và có chiều sâu cảm xúc.
Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự có điểm giống nhau là: dùng để miêu tả hay biểu đạt tình cảm trạng thái của người viết. Còn khác nhau về mục đích của mỗi văn bản. Ví dụ: Văn miêu tả dùng để miêu tả cho hay, cho rõ sự vật hiện tượng. Văn biểu cảm mục đích chính là bày tỏ thái độ và tình cảm của người viết. Văn tự sự dùng để kể chuyện cho sinh động và hấp dẫn.
Tính hiệu quả trong việc sử dụng văn biểu cảm và văn miêu tả trong văn bản tự sự được thể hiện qua sự hấp dẫn của những từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, màu sắc có giá trị gợi tả, gợi cảm cao với người đọc, người nghe.
Vậy yếu tố quan trọng để làm bài văn biểu cảm và văn miêu tả trong văn bản tự sự là các em cần phải: Liên tưởng – Quan sát – Tưởng tượng. Mục đích của việc quan sát sẽ giúp các em hiểu rõ và nhìn nhận rõ sự vật, hiện tượng. Mục đích của sự liên tưởng là từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến những sự việc có liên quan. Còn mục đích của tưởng tượng là cách tạo ra những tâm trí hình ảnh của những cái chưa hề có trước mắt hay chưa hề được gặp.
2. Những điều các em cần phải làm
Quan tâm và tìm hiểu cuộc sống con người và bản thân mình
Khi chúng ta quan sát và tìm hiểu kĩ về cuộc sống của con người xung quanh, cũng như bản thân mình thì việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc sẽ thành công hơn và bài văn sẽ mang tính thực tế và có hồn hơn rất nhiều.
Chú ý quan sát, liên tưởng tưởng tượng
Sự liên tưởng và tưởng tượng sẽ giúp cho bài văn tự sự trở nên hấp dẫn và có giá trị nghệ thuật cao. Ví dụ khi nhắc đến mùa thu các em có thể liên tưởng đến những chiếc lá rụng vàng. Với những thứ chúng ta chưa từng được gặp thì tưởng tượng sẽ giúp tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc chưa hề gặp.
Xem xét các yếu tố có phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự hay không để đánh giá hiệu quả
Điều này sẽ giúp đánh giá xem phương pháp biểu cảm và miêu tả có giúp cho bài văn tự sự toát lên được toàn bộ nội dung và sức truyền cảm hay không.
Hiểu được phương pháp đối với từng bài
Với mỗi phương pháp miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, các em học sinh nên hiểu được phương pháp làm của từng dạng để khi làm bài các em sẽ không bị luống cuống và sai trọng tâm. Khi đề bài yêu cầu phân tích yếu tố miêu tả và biểu cảm thì trước tiên các em cần làm theo các bước lần lượt:
– Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản để nắm được nội dung
– Tóm tắt những sự việc chính của câu chuyện
– Nhận xét về tác dụng của miêu tả và biểu cảm trong việc khắc hoạ chân dung nhân vật, khung cảnh, bộc lộ thái độ tình cảm của tác giả, của nhân vật.
Hy vọng một số hướng dẫn ở trên sẽ giúp các em học sinh nắm được cách viết một bài văn tự sự hay và đạt điểm cao. Chúc các em thành công !
Phụ huynh nếu có nhu cầu tìm gia sư Văn kèm tại nhà cho các em học sinh để nâng cao kỹ năng viết văn, vui lòng liên hệ qua hotline: (04) 6294.2894 hoặc 0988.718.712 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Để lại bình luận