Cách viết mở bài Nghị luận văn học gây ấn tượng

Trong văn nghị luận văn học hay nghị luận xã hội, mở bài luôn đóng vai trò quan trọng, chiếm khoảng 30% trong cơ số điểm của một bài viết. Mở bài là phần tạo hứng thú, thu hút và ấn tượng của người viết đối với người đọc. Có nhiều bạn học sinh rất lo lắng và tốn khá nhiều thời gian trong việc viết mở bài. Làm sao để mở bài một cách trơn chu, ngắn gọn, súc tích? Mong rằng cách mở bài của gia sư văn dưới đây sẽ giúp ích được cho các bạn.

Cách viết mở bài văn nghị luận

1.  Mở bài bằng nhận định tác giả và quan niệm sáng tác

Nếu bạn mở bài bằng cách nêu quê quán, năm sinh, năm mất, cuộc đời của tác giả, cách mở bài này rất rập khuôn và hạn định khả năng của người viết. Thay vì vẫn bắt đầu bằng các thói quen cũ là năm sinh, quê quán, sự nghiệp của tác giả như vậy, bạn hãy mở bài bằng cách dẫn dắt một nhận định của nhà phê bình văn học nào đó về tác giả hoặc bạn nêu quan điểm sáng tác của tác giả đó.

Ví dụ: Khi mở bài đề “ Cảm nhận của em về đoạn trích chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng”

Cách 1: Lối mở bài thông thường

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ông sống và hoạt động tại chiến trường Năm Bộ. Ông đã để lại nhiều tác phẩm đăc sắc tiêu biểu với nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn: Con chim vàng, Người quê hương, Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch… tiểu thuyết có: Đất lửa, Mùa gió chướng, Dòng sông thơ ấu… Ngoài ra còn có một số kịch bản phim lưu trữ trong lòng người như: Một thời đã nhớ.

Truyện ngắn “ chiếc lược ngà” viết vào tháng 9/1966 tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ác liệt, ca ngợi tình cảm đồng chí, cha con sâu sắc.

Cách 2: Lối viết theo cách đưa ra một nhận định

Có một nhà văn đã nói rằng : “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Văn bản đoạn trích là ở phần giữa câu chuyện, tập trung thể hiện sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu qua những tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, có tính nhân bản bền vững, mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khổ, hi sinh của người cán bộ cách mạng.

Khi bạn mở bài theo cách hai bạn sẽ thể hiện được sự am hiểu kiến thức văn học của bạn về tác giả, những nhận định của những nhà phê bình văn học hay quan niệm sáng tác lúc nào cũng “đúng”, “trúng” và đặc biệt có vần, âm điệu rất dễ đi vào lòng người, thuyết phục người đọc. Tuy nhiên, điều đặc biệt là bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng về nhà văn cũng như nhà phê bình văn học, bạn phải học thuộc và ghi nhớ tốt các câu nhận định để tránh các trường hợp “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

2.  Mở bài bằng chủ đề hay hình tượng trung tâm

Chủ đề là các khái quát bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, toàn bài thơ, là mạch chính của toàn bộ tác phẩm. Hình tượng trung tâm có thể là nhân vật chính hay hình tượng mà nhà văn xây dựng lên.

Nếu như các bạn có thể mở bài bằng chủ đề hoặc hình tượng trung tâm thì bài viết sẽ mang tính khái quát cao hơn từ đó cho người chấm thấy rằng bạn có đọc qua và nắm vững được nội dung tác phẩm, biết cách liên quan tới chủ đề chính mà tác phẩm hướng tới. Tuy nhiên để  mở bài tốt bằng cách này bạn phải đọc tác phẩm, nắm được nội dung cốt truyện, nhân vật chính, tình tiết và cả những tư tưởng của tác giả.

Ví dụ: Bài “ Đồng chí” của Chính Hữu trong ngữ văn 9 tập 2.

Phương pháp mở bài văn nghị luận

Cách 1: Văn học hiện đại Việt Nam trong thời kì chống ngoại xâm đã thể hiện một cách chân thực, sáng tạo và độc đáo về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng quyết tâm gìn giữ, bảo vệ Tổ quốc. Họ mang trong mình nhiệt huyết chiến đấu sục sôi, quên đi lợi ích riêng của bản thân để cống hiến cho đất nước.

Nghe theo tiếng gọi nồng nàn, cháy bỏng trong tim, họ sẵn sàng bước chân vào cuộc đời người lính. Và “Đồng chí” là tất cả những lời thơ mà Chính Hữu muốn ngợi ca sự cao đẹp của tình đồng đội trong kháng chiến họ dành cho nhau.

Cách 2: Vào những năm kháng chiến chống Pháp, đất nước ta sục sôi ý chí, quyết tâm đánh giặc. Hoà mình vào khí thế ấy đã có hàng vạn, hàng triệu thanh niên nhập ngũ. Những chiến sĩ dũng cảm, can trường ấy đã trở thành một hình tượng, một đề tài trong thơ ca thời đó. Một trong những bài thơ rất hay về người chiến sĩ, về tình đồng đội là bài Đồng chí của nhà thơ lính Chính Hữu.

Cách 3: Tình cảm là thứ quan trọng nhất đối với mỗi con người. Nó như dòng nước ngọt ngào chảy dọc trong ống nhựa tắm mát tâm hồn ta, tưới nước cho cái hạt giống tinh thần bên trong ta nảy nở. Thiếu đi cái ngọt ngào của tình cảm, tả sẽ chỉ như cái ống nước rỗng ruột, khô cứng, tâm hồn ta sẽ chẳng khác gì hoang mạc cằn khô nứt nẻ.

Tình cảm trong chiến tranh, trong những mưa bom bão đạn, những khói lửa mịt mù lại càng đáng nhớ hơn, nó thể hiện sự gắn bó, yêu thương không điều kiện, đồng cam cộng khổ vượt qua những chông gai của cuộc chiến. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không gì khác chính là tình đồng chí. Nhà thơ Chính Hữu đã viết về tình cảm cao đẹp ấy, đồng thời tái hiện lài một cách chân thực hình ảnh người lính chống Pháp, qua bài thơ “Đồng chí” của ông.

3.  Mở bài bằng lí luận văn học

Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát cao, bao gồm trong đó có sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội, thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định được phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học. 

Khi các bạn có thể mở bài bằng lý luận văn học sẽ tạo được ấn tượng rất tốt về phần mở bài, Bởi lý luận văn học rất khô khan và cứng nhắc nếu như vận dụng được thì bài văn sẽ có giá trị cao về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên khi mở bài bằng cách này thì bạn cần đọc qua nhiều bài lý luận văn học hoặc có nghiên cứu về lý luận văn học, có một chút năng khiếu và kỹ năng viết văn.

Ví dụ: Khi vấn đề nghị luận liên quan đến bài thơ “ Đàn ghi ta của Lorca” ( Tác giả Thanh Thảo,). Bạn có thể vận dụng kiến thức về quy luật kế thừa, cách tân trong văn học, đây là cách mở bài kết hợp giữa lý luận văn học và chủ đề sáng tạo là hình tượng nghệ sĩ tài hoa mà bất hạnh của chung 3 nhà thơ, 3 thời kỳ

     “Văn học bao đời nay đố kỵ sự trùng lặp nhưng lại không phủ nhận những kế thừa, cách tân giữa các thế hệ cầm bút. Bởi vậy mà thế kỷ XIII, đại thi hào Nguyễn Du đã khóc thương nàng Tiểu Thanh tài hoa mệnh bạc, Tố Hữu tiếc thương cụ Tiên Điền 200 năm sau và đến lượt Thanh Thảo, nhà thơ không khỏi xúc động cúi mình trước Lorca, thi sĩ bất hạnh xứ Tây ban cầm”

Mở bài là cách mở đầu một bài viết, là những nhận định, đánh giá rằng bài viết đó có ấn tượng và độc đáo hay không? Gia sư văn tại nhà tin rằng đó là một số kỹ năng bổ ích giúp bạn cải thiện được khả năng viết văn của mình.

Các bạn thấy bài viết bổ ích vui lòng chia sẻ cho bạn bè, để Thầy (cô) chúng tôi có thêm động lực cho ra những kinh nghiệm bổ ích tiếp theo!

4.4/5 - (48 bình chọn)

Để lại bình luận (18)

  • Bim Nguyễn: 19 Tháng chín 2022 ,5:43 chiều

    Em muốn hỏi : làm mở bài nghị luận truyện thần thoại làm sao vậy ạ

    Trả lời
  • Đào Ngọc: 20 Tháng bảy 2022 ,7:21 chiều

    Giúp mk viết về các văn bản nghị luận trung đại 8

    Trả lời
  • Nguyễn Ngọc Hương: 15 Tháng ba 2022 ,4:48 chiều

    jj

    Trả lời
  • BabySharkVN: 30 Tháng mười hai 2021 ,6:36 chiều

    viết giùm em mở bài lí luận văn hc của bài chiếc lược ngà

    Trả lời
  • Nguyễn kim quý: 18 Tháng tư 2021 ,6:58 chiều

    Giúp em mở bài về ngắm trăng

    Trả lời
  • Haru jiang: 27 Tháng ba 2021 ,3:06 chiều

    Mở bài cho thế giới sáng tạo trong thơ ánh trăng, nguyễn duy

    Trả lời
  • Nguyễn thị thanh Quyên: 10 Tháng Một 2021 ,9:34 sáng

    Mở bài cho Tiếng nói văn nghệ " tác phẩm xây dựng nào cũng xây dựng.... sống chung quanh.

    Trả lời
    • Tri: 10 Tháng Một 2021 ,9:34 sáng

      hay đấy , admin có thể liên hệ gmail của em để em đăng ký học thêm được ko ạ

      Trả lời
  • Nguyễn Phương Thảo: 10 Tháng mười 2020 ,4:06 chiều

    Cho e xin cách mở bài cho văn nghị luận làm sáng tỏ một nhận định chung được k ạ? (K hướng đến 1 tác phẩm cụ thể ạ)

    Trả lời
    • Khoàng Thị Điêu: 10 Tháng mười 2020 ,4:06 chiều

      Viết bài văn về một nhận định cho hay ạ

      Trả lời
  • Tuyết Ngân: 10 Tháng bảy 2020 ,12:22 sáng

    Cho em hỏi là mở bài cho thơ mình có thể làm thành hai đoạn ko ạ, đoạn 1 là dẫn dắt vào tác phẩm còn đoạn 2 là khái quát về tác giả tác phẩm rồi mới trích thơ vào đc ko ạ

    Trả lời
  • Trịnh Thái hà: 30 Tháng tư 2020 ,3:39 chiều

    Bài viết rất hay e cảm ơn

    Trả lời
    • Gia Sư Thăng Long: 30 Tháng tư 2020 ,3:39 chiều

      cảm ơn em

      Trả lời
    • Gia Sư Thăng Long: 30 Tháng tư 2020 ,3:39 chiều

      thanks em nhé

      Trả lời
  • Phan Hà My: 23 Tháng hai 2019 ,8:07 chiều

    Em muốn hỏi :mở bài cho dòng văn học hiện thưc phê phán vận dụng lý luân vh

    Trả lời
  • LÊ HƯƠNG: 11 Tháng mười hai 2018 ,4:22 chiều

    THỰC SỰ RẤT HYA, CẢM ƠN RẤT NHIỀU

    Trả lời
  • đỗ hoài linh: 9 Tháng mười hai 2018 ,6:59 chiều

    em muốn hỏi đề: Từ tác phẩm hạnh phúc của 1 tang gia, hãy trình bày viết 1 đoạn văn ngắn rút ra thái độ và cách ứng xử đối với người khác khi gặp chuyện buồn

    Trả lời
  • Hải Yến: 5 Tháng mười 2018 ,11:23 sáng

    Bài viết rất thiết thực cho học sinh. E cảm ơn

    Trả lời