Chúng ta biết rằng thơ ca là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người từ xưa đến nay. Thơ ca chính là sự sáng tạo độc đáo của mỗi nhà thơ trên nền tảng của cuộc sống. Đó chính là mảnh đất để các nhà thơ khai phá, tìm tòi, gieo mầm ý tưởng của bản thân mình. Và thơ ca đã được đưa vào trong cuộc sống cụ thể là có trong chương trình học của các em học sinh. Tuy nhiên việc tiếp nhận giữa các đối tượng học sinh là khác nhau. Nhiều em chưa biết cách phân tích một bài thơ đạt điểm cao. Vì thế hôm nay chúng tôi Trung tâm gia sư Thăng Long chia sẻ với các bạn bài viết “hướng dẫn học sinh phân tích thơ đạt điểm cao”
Qua khảo sát thực tế thì chúng tôi thấy rằng việc phân tích thơ của các em học sinh khi thầy cô giáo cho một dạng đề nào đó rất khó khăn và hời hợt. Các em chưa có sự chủ động trong việc phân tích tác phẩm thơ. Các em thường bị động trong việc tìm hiểu tác phẩm, tác giả và phân tích thơ chỉ luôn trông chờ vào sự đọc chép của thầy cô giáo trên lớp. Nhiều bạn thì chia sẻ em cảm thấy không thích học thơ cổ, thơ đường Trung Quốc bởi vì thơ đó rất khó và nhiều quy luật, nếu như không có sự giảng dạy trên lớp kỹ càng của thầy cô giáo em thực sự không hiểu được. Chính vì thế khi đối diện với một tác phẩm thơ, học sinh rất khó để làm một cách trơn tru, dễ dàng. Vậy đâu là các bước để làm bài văn đạt hiệu quả cao.
1. Xác định rõ yêu cầu của đề bài
Có thể nói đây là yếu tố cơ bản của tất cả các bài làm văn học không chỉ là làm thơ. Khi làm hoặc phân tích một tác phẩm thơ cần tìm hiểu rõ xem đề bài yêu cầu những gì? Đối tượng đề bài yê cầu là tác phẩm thơ nào? Nằm trong chương trình nào? Tác giả và hoàn cảnh sáng tác đó là gì? Bởi trong đề bài ngoài yêu cầu chính là phân tích một tác phẩm thơ nào đó còn có một số yêu cầu phụ về tiếng việt khác tích hợp cùng.
Ví dụ: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận trong đó có sử dụng phép thế và câu cảm thán. (yêu cầu chính đó là phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, yêu cầu phụ đó chính là sử dụng phép thế và câu cảm thán)
2. Lập dàn ý cho bài văn, đoạn văn đó
Dàn ý bao giờ cũng là yếu tố quan trọng trong việc hình thành các ý, các luận điểm cần thiết cho bài viết. Khi lập dàn ý chính là học sinh tự vạch ra cho bản thân mình các ý cơ bản, phác thảo bài viết một cách bao quát và tổng thể nhất. Đồng thời qua bài viết thì học sinh sẽ cân nhắc, sắp xếp, lựa chọn được các ý tốt nhất đề bài viết sao cho hợp lí và đúng với yêu cầu đề bài nhất. Dàn ý tốt chính là điều kiện cơ bản vững chắc cho viết bài văn hay. Tuy nhiên dàn ý phải thể hiện được yêu cầu của bài viết, triển khai được các nội dung cơ bản liên quan đến bài viết, các ý lớn, ý nhỏ phải được lựa chọn, sắp xếp một cách tỉ mỉ, cụ thể và logic, cách trình bày phải cân đối, hài hòa, dễ nhìn.
3. Cách phân tích một bài thơ, đoạn thơ.
a) Đọc bài thơ để có sự cảm nhận sâu sắc, ấn tượng về tác phẩm
Để cảm nhận một bài thơ thì điều quan trọng đầu tiên là bạn phải đọc tác phẩm, đọc to, rõ ràng, diễn cảm, nhập tâm vào tác phẩm để thấy được cái hồn, cái thần thái mỗi nhà thơ truyền vào trong tác phẩm. Cũng giống như những bài hát thì chúng ta cứ lẩm nhẩm hát theo những giai điệu bài hát, chúng ta chưa cần nhớ, chỉ cần say mê theo giai điệu chúng ta cũng cảm thấy điều kì diệu ở đó. Thơ cũng vậy nếu con người ta sẵn sàng hòa mình vào trong thế giới của nó, cảm nhận từ nhịp điệu, hình ảnh, lướt qua những câu thơ hay độc đáo thì cũng sẽ cảm nhận được điều thú vị từ nó. Đồng thời nhiều người không thích đọc nó bởi nó chẳng có gì thú vị nhưng đó là vì bạn chưa thực sự nhập tâm và nghiêm túc trong việc học tập thơ mà thôi.
Ví dụ: Tôi đã từng đọc một bài thơ mà làm tôi nhớ mãi không quên đó là bài “Huyền thoại một tình yêu” của Đoàn Thị Lam Luyến. Bài thơ đã đem lại sự rung động cho bản thân bởi sự đau đớn, dằn vặt của tình yêu.
Giá được một chén say mà ngủ hết triệu năm
Khi tỉnh dạy anh đã chia tay với người con gái ấy
Giá được anh hẹn hò phải chờ lâu đến mấy
Em sẽ chờ như thể một tình yêu…
b) Phân tích từng ý thơ
Phân tích bài thơ thường được khai thác trên hai phương diện chính là nội dung và hình thức. Có thể phân tích các ý nghĩa về mặt nội dung trước và nghệ thuật sau hoặc phân tích song song hai phương diện này.
Trước tiên chúng ta khi phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ nên chia ra thành các ý, các khổ để cho dễ phân tích. Đối với từng đoạn thơ thì câu thơ nên chia tách thành các ý nhỏ khác nhau để hiểu rõ và cụ thể hơn về nội dung từng câu thơ. Hoặc nên dựa vào cấu trúc từng thể thơ để phân tích như thơ tứ tuyệt có cấu trúc là khai, thừa, chuyển hợp, thất ngôn bát cú thì phân tích theo hai cặp câu…Sau khi đã tìm được các ý thì chúng ta đi vào phân tích cụ thể thành các luận điểm khác nhau.
Ví dụ: Bài thơ “bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật khi phân tích sẽ nên chia làm hai luận điểm chính:
– Luận điểm 1: Hình ảnh những chiếc xe không kính
– Luận điểm 2: Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
Sau đó khi xác định được luận điểm chính thì chúng ta dùng thao tác giải thích, giảng giải để đi sâu vào cắt nghĩa vấn đề, nhằm giúp cho người đọc hiểu được cái hay, cái độc đáo trong bài thơ. Cụ thể đó là chỉ ra sự độc đáo và cái hay trong cách dùng từ, dùng câu, dùng các biện pháp nghệ thuật của tác giả.
Ví dụ: Tiếp tục “bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thì hình ảnh độc đáo ở đây chính là “những chiếc xe không kính” nghe có vẻ buồn cười nhưng thực chất thì đó chính là có thực, những chiếc xe khi vào chiến trường thì đều lành lặn nhưng vì bom rơi bắn phá đã làm cho chiếc xe mất kính, sự khó khăn, khắc nghiệt của chiến trường miền Nam, sự dũng cảm, gan dạ, quyết đoán của những người chiến sĩ sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc.
Trong quá trình phân tích luôn luôn chú ý tới từng câu, từng chữ đặc sắc trong cách gieo vần, đặt câu, mục đích sử dụng các câu của các nhà thơ, viết câu nên tránh sự diễn Nôm, không mạch lạc.
c) Đưa ra nhận định, đánh giá, khái quát lại ý chính trong bài thơ
Khi kết thúc một vấn đề thì điều quan trọng chính đưa ra nhận định, đánh giá khái quát lại nội dung chính, ý thơ. Ví dụ khi phân tích hai câu đầu và hai câu thơ tiếp thì nên chốt lại ý của cả khổ thơ đó sau đó mới nên chuyển ý qua phân tích khổ thơ tiếp theo.
Chính việc tổng hợp lại ý đã làm cho khổ thơ đó chặt chẽ, bài thơ sinh động và hợp lí, người đọc khi đọc bài viết sẽ có cái nhìn khái quát và toàn diện. Những rung động, tình cảm của người viết sẽ được thể hiện một cách sinh động trên bài viết. Những hình ảnh, chi tiết độc đáo cũng được phân tích tỉ mỉ, đó không chỉ là sự kết hợp giữa việc phân tích câu chữ mà đó còn là sự phân tích xen kẽ cả về nội dung và hình thức.
Để lại bình luận (31)
Viết thơ phân thích thân bài, kết bài hoặc hết ý có cần lùi ô vào kh ạ , hay viết luôn kh cần lùi ạ
Trả lờitrước khi phân tích nội dung đoạn thơ thì mình có nên khái quát nội dung của cả bài thơ và thể loại không ạ
Trả lờiKhi phân tích thơ mà viết xog một câu thơ xuống dòng phân tích thì có lùi vào hay k ạ mà nếu lùi vào thì lùi bằng phần thân bài hay s ạ
Trả lờicó luì vao
Trả lờicó e nhé
Trả lờiKhi phân tích thơ mà viết xog một câu thơ xuống dòng phân tích thì có lùi vào hay k ạ mà nếu lùi vào thì lùi bằng phần thân bài hay s ạ
Trả lờiKhi đề chỉ nói là phân tích đoạn thơ mà không cho là bài văn hay đoạn văn thì như nào ạ. mình xin cảm ơn các bạn trước
Trả lờiKhi phân tích bài thơ thì có xuống dòng được không ạ, hay giống như làm bài 200 chữ không được xuống dòng vậy ạ?
Trả lờiCó được xuống dòng bạn nhé. Nhưng phải xem trường hợp nào cho cụ thể
Trả lờiKhi viết bài thơ , thì mik viết phần phiên âm hay dịch thơ ?
Trả lờidịch thơ
Trả lờiNếu phân tích bài thơ Sóng hoắc Tây Tiến thì cần chú ý vào điểm nào ạ , em sắp thi hk rồi ??
Trả lờiCho em hỏi khi mình trích thơ xong thì nội dung và nghệ thuật có cần lùi vào hai ô hay viết sát vào lề ạ?
Trả lờiem đang phân tích bài thơ "trao duyên" của tác giả Nguyễn Du và phân tích tới đầu thân bài.nhưng cô em lại yêu cầu viết câu mở đến khoảng năm dòng.vậy xin cho em hỏi cách phân tích ạ.
Trả lờiNếu phân tích thơ theo phần dịch nghĩa thì có đc ko ạ
Trả lờiNếu chỉ dịch nghĩa chưa đủ đâu e
Trả lờiĐa số thầy cô toàn cho học thuộc từng bài đến khi thi thoi, cảm thấy quá áp lực :D chi chít 2 quyển... bài viết rất hay.
Trả lờithanks you
Trả lờie thấy các cô giáo luôn cho học sinh làm bài kiểu dập khuôn ...điều đó cũng có thể bị ảnh hưởng học sinh không chịu nghĩ chỉ có ngồi học thuộc .....vậy em thưa cô , cô cho em cách phân tích kiểu là khi phân tích 1 bài thơ ta bắt đầu phân tích gì . VD : giọng thơ , nghệ thuật ,....
Trả lờigiá như mình đc dạy theo hướng dạy này thì tốt biết mấy, ở trường mình cô giáo toàn bắt học thuộc từng bài nghị luận văn học 1 rồi nhớ suốt 1 năm học đến khi thi xong cấp 3 mới đc quên, chứ ko dạy cách tự viết, tự phân tích như này.
Trả lờiVâng bạn !
Trả lờiKhi phân tích có bắt buộc phải trích dẫn hết một bài thơ không ạ.
Trả lờiTùy bài thơ e nhé
Trả lờiPhải xem bài thơ em trích dẫn dài hay ngắn, phù hợp yêu cầu đề bài ko đã?
Trả lờiCó thể tách ý bằng cách xuống dòng khi phân tích được không ạ
Trả lờiĐược bạn nhé. Nhưng tuỳ nội dung xuống dòng cho hợp lý
Trả lờiBài viết rất hữu ích ❤️
Trả lờiCho em hỏi câu 6 trong bài ôn tập thơ lớp 9 là viết một bài văn, hay là phân tích từng ý ạ
Trả lờiKhi phân tích thơ trung đại ta nên phân tích và trích chi tiết phần phiên âm hay phần dịch thơ ạ? Em xin cảm ơn!
Trả lờiNếu bài thơ có phần phiên âm, dịch nghĩa,dịch thơ thì đề bài thường cho vào phần phiên âm hay dịch thơ ạ???
Trả lờiphần phiên âm bạn nhé, mik xin cảm ơn
Trả lời