Phân biệt 3 dạng đề Phân tích, Suy nghĩ, Cảm nhận trong chương trình Văn 9

Gia sư môn Văn hướng dẫn học sinh phân biệt 3 dạng đề: Phân tích, Suy nghĩ, Cảm nhận trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Giúp các em nắm chắc kiến thức để làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh có cảm xúc.

3 dạng đề phân tích cảm nhận suy nghĩ văn lớp 9

Nghị luận xã hội là kiểu văn bản tương đối khó đối với học sinh lớp 9, đòi hỏi học sinh phải trình bày được những tư tưởng, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó. Đặc biệt ở kiểu văn bản này người ta thường sử dụng rất nhiều các câu lệnh như: phân tích, suy nghĩ, cảm nhận… điều này làm cho rất nhiều học sinh lớp 9 nhầm lẫn và không biết cách làm. Vậy làm thế nào để phân biệt các dạng đề phân tích, suy nghĩ, cảm nhận trong chương trình ngữ văn 9 một cách dễ dàng? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Việc đưa ra các dạng đề khác nhau trong đề thi hoặc kiểm tra chính là hình thức để phân năng lực của các học sinh. Tuy nhiên việc đưa ra nhiều dạng đề như vậy cũng làm cho các em học sinh nhầm lẫn và không định hình được cách làm bài như thế nào? Các em băn khoăn trước câu hỏi giữa câu lệnh: phân tích – suy nghĩ – cảm nhận.

Điểm giống nhau: Phân tích, Suy nghĩ, Cảm nhận

– Tất cả các câu lệnh: phân tích, suy nghĩ, cảm nhận đều chỉ biến tấu đi nhằm mục đích làm cho đề phong phú hơn, đa dạng hơn, nhiều chiều nhưng vẫn làm rõ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.

– Thực chất cả 3 câu lệnh này vẫn để nhấn mạnh một khía cạnh nào đó của nội dung văn bản, gửi tới thông điệp của văn bản, và đều là nghị luận về một vấn đề nào đó.

– Cả ba dạng đề khi làm học sinh đều phải kết hợp sử dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau: phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, bác bỏ… để làm sáng tỏ nội dung tác phẩm, vẻ đẹp hoặc thông điệp của tác giả gửi tới người đọc là gì. Đặc biệt là thao tác lập luận phân tích, khi làm cả ba dạng đề học sinh bắt buộc phải sử dụng thao tác phân tích là thao tác quan trọng nhất, từ đó bám sát vào văn bản, phân tích các hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, các giá trị đặc sắc để làm rõ chủ đề, nội dung tác phẩm. Học sinh phải phân tích từng câu chữ, hình ảnh thơ truyện để từ đó có những suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm, làm bài viết có tính thuyết phục cao hơn.

Ví dụ

Đề 1: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long?

Đề 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn  “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long?

Ở hai đề này học sinh đều phải phân tích được hoàn cảnh sống của anh thanh niên như thế nào, công việc như thế nào từ đó anh có phẩm chất gì đáng quý? Nghệ thuật trong truyện có gì thành công?

Điểm khác nhau: Phân tích, Suy nghĩ, Cảm nhận

Gia sư môn văn lớp 9

Khác nhau cơ bản nằm ở chỗ tên của các câu lệnh

– Phân tích: Là đi sâu vào chia nhỏ đối tượng thành nhiều bộ phận để xem xét một cách toàn diện cả về nội dung và hình thức. Dạng đề này các em cần phải dựa vào nội dung và hình thức của bài đề ra để đưa ra các luận điểm, dẫn chứng cụ thể làm rõ vấn đề. Đặc biệt dạng đề này các em có thể có cái tôi cá nhân song không sâu đậm vì phân tích thiên về tính khách quan của văn bản hơn.

– Cảm nhận, suy nghĩ: Ở dạng đề này các em cũng phải phân tích làm rõ nội dung tác phẩm song các em có thể lựa chọn một vấn đề tiêu biểu để làm rõ, các vấn đề phụ có thể nêu sơ lược. Đây là dạng đề nặng về cái tôi cá nhân tức là ấn tượng chủ quan của người viết. Người viết có thể thể hiện tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ, cái nhìn chủ quan của mình về tác phẩm nhiều hơn.

Ví dụ

Vẫn là hai dạng đề phân tích và cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long.

– Ở đề phân tích các em có thể nêu về tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh nêu tác phẩm, hoàn cảnh sống, bố cục, nêu các phẩm chất, nghệ thuật… phân tích lần lượt và làm rõ nội dung vẻ đẹp của anh thanh niên

– Ở cảm nhận thì có thể nêu cảm nhận sâu sắc về nhân vật anh thanh niên đó là người có lí tưởng sống cao đẹp, là tấm gương sáng cho thanh niên chúng ta. Anh là đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Ấn tượng về anh thanh niên được thể hiện qua những khía cạnh nào: yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, khiêm tốn, chu đáo, nhiệt tình, hiếu khách, lạc quan yêu đời…Sau đó trình bày thêm những cảm nhận, đánh giá chủ quan khác của bản thân.

4.3/5 - (151 bình chọn)

Để lại bình luận (21)

  • Hatde: 6 Tháng mười một 2022 ,11:21 sáng

    Trong văn cảm nhận thì mình cần sử dụng những từ ngữ j để người chấm hiểu đó là văn cảm nhận ạ??

    Trả lời
  • giang: 29 Tháng tư 2022 ,7:23 sáng

    trình bày suy nghĩ của em có phải là văn nghị luận không ạ?

    Trả lời
    • Quân: 29 Tháng tư 2022 ,7:23 sáng

      trình bày suy nghĩ là văn cảm thụ b

      Trả lời
  • Nguyễn Thị Ngọc: 3 Tháng mười một 2021 ,2:02 chiều

    suy nghĩ và cảm nhận có giống nhau ko ạ

    Trả lời
  • Hoàng Thị Nhung: 17 Tháng năm 2021 ,1:21 chiều

    Thế phần phân tích có giống cảm nghĩ ko ?

    Trả lời
    • Nguyễn Vương Thiện Thanh: 17 Tháng năm 2021 ,1:21 chiều

      giống ạ

      Trả lời
  • Trần Hiền: 4 Tháng bảy 2020 ,11:39 chiều

    Khi viết văn phân tích và thuyết minh có gì giống - khác nhau ạ

    Trả lời
  • cái gì vậy nè: 22 Tháng mười hai 2019 ,8:39 chiều

    các bn ơi cảm nhận và cảm nghĩ có khác j nhau ko???

    Trả lời
    • Lê xuân hiền: 22 Tháng mười hai 2019 ,8:39 chiều

      Không ạ

      Trả lời
  • Vu Tho: 27 Tháng tư 2019 ,9:51 chiều

    làm thế nào để khi nhìn vào một đề bài ta có thể nhận ra đề bài muốn ta viết bài văn theo dạng nào: bình luận, trình bày, chứng minh, phân tích hay so sánh. xin cám ơn

    Trả lời
    • COMMENT DẠO: 27 Tháng tư 2019 ,9:51 chiều

      cmm

      Trả lời
    • Mùa thị hoa: 27 Tháng tư 2019 ,9:51 chiều

      Muốn giải bài

      Trả lời
  • Phạm Thị Tố Nguyên: 22 Tháng tư 2019 ,7:37 chiều

    E hỉu phân tích là chi tiết từng bộ phận còn cảm nhận là chỉ nêu cái chung và nêu lên cảm nhận của mk đúng k ạ

    Trả lời
    • Sao cũng được: 22 Tháng tư 2019 ,7:37 chiều

      Phân tích là nêu ra quan điểm, cái nhìn của tác giả về tác phẩm, ta phải đi theo một khuôn mẫu chung. Còn cảm nhận cũng là phân tích cái nhìn của tác giả, nhưng sau đó ta phải nêu thêm cảm nghĩ, suy nghĩ của chính bản thân mình về bài tác phẩm. Ý bạn cũng đúng chưa đi sâu với này kiếm copy dạo á:v, đọc thấy ngta đưa ra cách phân biệt thấy hay đúng:v, còn sai thì xin lũi dị

      Trả lời
  • Lê Giang Anh: 10 Tháng năm 2018 ,8:18 chiều

    Suy nghĩ là gì ạ

    Trả lời
    • I love you 😘: 10 Tháng năm 2018 ,8:18 chiều

      K nha bạn

      Trả lời
    • Hoàng thị thùy trang: 10 Tháng năm 2018 ,8:18 chiều

      Cho mình hỏi ( cảm nhận) và (suy nghĩ) về 1 bài thơ or đoạn thơ.. có giống nhau ko ạ

      Trả lời
  • Vương Nguyệt Cát: 8 Tháng năm 2018 ,8:46 chiều

    vậy còn cảm nghĩ khác vs suy nghĩ như thế nào ạ

    Trả lời
  • Nguyễn Huyền Trang: 7 Tháng ba 2018 ,3:56 chiều

    e đọc xong thì e hiểu theo ntn có đúng ko ? phân tích là mình đưa ra vẻ đẹp ở chỗ nào đó , tiêu biểu ở chỗ nào r mình mới nhận xét cảm nhận là mình nhận xét riêng của mình sau đó chứng minh quá tác phẩm

    Trả lời
    • Thu Huyền: 7 Tháng ba 2018 ,3:56 chiều

      Phân tích : là mk chia nhỏ từng luận điểm ra , nêu nội dung , ý nghĩa của đoạn thơ , đoạn văn đó Cảm nhận : cách mk biểu lộ suy nghĩ về từng luận điểm đó ,...

      Trả lời
  • Đoàn Minh Thư: 21 Tháng hai 2018 ,10:26 sáng

    cảm ơn nhiều.

    Trả lời