Khi ôn tập bất kì môn học nào, điều đầu tiên các em cần làm là xác định đâu là trọng tâm cần ôn tập. Với môn ngữ văn cũng vậy, học sinh cần biết được đầu là điểm cốt lõi, đâu là trọng tâm kiến thức, tránh tình trạng ôn dàn trải, tốn nhiều công sức nhưng kết quả đạt được không cao. Để đáp ứng nhu cầu thi THPT quốc gia mới nhất của BGD, sau đây gia sư môn văn xin được cung cấp một số kiến thức trọng tâm trong chương trình văn 12 như sau:
Gia sư Văn 12: Giúp bạn hệ thống hoá kiến thức
Để làm tốt chuyên để này, học sinh cần làm tốt các bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ đề bài và xác định các yêu cầu, gạch chân những từ ngữ quan trọng.
Bước 2: Luôn đặt các câu hỏi: Ai? Làm gì? Như thế nào? Vận dụng kiến thức nào?
Bước 3: Vận dụng làm theo yêu cầu đề bài và soát lại bài sau khi làm xong.
Đây là dạng câu hỏi ngắn, yêu cầu học sinh nắm chắc một số lí thuyết như sau:
– 6 phong cách ngôn ngữ báo chí (báo chí, văn chương nghệ thuật, khoa học, chính luận, khẩu ngữ và hành chính công vụ).
– Phân biệt các biện pháp tu từ thông dụng ( ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa, đảo ngữ, liệt kê,…)
– xác định và nắm chắc lí thuyết về 5 phương thức biểu đạt ( tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận )
– Đọc kĩ các đoạn trích trong chương trình sách giáo khoa
Bài văn nghị luận dài khoảng 200 chữ, với nhiều chủ đề đa dạng, mang tính thực tiễn cao. Đây là dạng bài đòi hỏi các em học sinh phải biết kết hợp giữa kiến thức triển khai bài văn nghị luận, kết hợp các phương thức biểu đạt trên sách vở với lượng kiến thức thực tế.
Ví dụ : Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014: Nghị luận về vấn đề tranh chấp ở biển Đông.
Đây là dạng câu hỏi chiếm số điểm cao nhất trong đề thi với lượng kiến thức không hề nhỏ. Nghị luân văn học bao gồm tất cả những bài văn trọng tâm với 14 tác phẩm văn học (Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Rừng Xà Nu, Những Đứa Con Trong Gia Đình, Chiếc Thuyền Ngoài Xa, Việt Bắc, Sóng, Tây Tiến,…). Muốn làm tốt chuyên đề này, trước hết các sĩ tử cần nắm chắc nội dung, trọng tâm của tác phẩm, gạch chân được những từ ngữ quan trọng, dụng ý của các biện pháp nghệ thuật trong việc biểu đạt, nhấn mạnh nội dung ý nghĩa của tác phẩm. Ngoài ra, các em học sinh nên kết hợp với việc tham khảo những bài văn mẫu đạt điểm cao để học hỏi kinh nghiệm và cách hành văn sao cho đúng và đủ.
♦ Phần mở bài:
Một bài văn có phần mở đầu kém hấp dẫn thì không thể nào thu hút người đọc cuốn vào phần tiếp theo của mình, chưa cần biết phần sau của bạn xuất sắc đến đâu. Vì vậy mở bài trong một bài văn nghị luận văn học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Muốn vậy, học sinh cần đọc thêm một số tài liệu tham khảo để có thêm kinh nghiệm, biến chúng thành văn theo cách của riêng mình khiến việc dẫn dắt mở bài trở nên dễ dàng, sáng tạo, thu hút hơn.
♦ Phần thân bài:
Để làm tốt phần thân bài, tránh thiếu ý, sót ý, bài làm sơ sài học sinh cần triển khai ý, lập dàn ý ra giấy nháp trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Khi phân tích một tác phẩm văn học, học sinh cần xác định đâu là điều tác giả muốn nhắn nhủ, thông điệp đó được thể hiện ở đâu, như thế nào, mục đích ra sao,…
♦ Phần kết bài:
Đây là phần mang tính chất tổng kết, khái quát về nội dung tác phẩm. Học sinh cần trình bày một cách xúc tích , ngắn gọn, tránh rườm rà (5-10 câu). Ngoài ra, các em có thể nêu thêm một số quan điểm, nhận xét đánh giá và cảm xúc của bản thân.
Trên đây là một số chia sẻ của gia sư văn Hà Nội về những kiến thức trọng tâm và chú ý khi học ngữ văn lớp 12. Chúc các sĩ tử có những tham khảo thú vị và hoàn thành xuất sắc trong kì thi sắp tới!
Để lại bình luận