Bạn cảm thấy vô cùng chán nản và áp lực khi học môn Ngữ Văn? Bạn đã áp dụng rất nhiều phương pháp mà vẫn không thể tiến bộ? Đừng lo lắng, hôm nay gia sư văn tại nhà sẽ hướng dẫn bạn cải thiện kỹ năng học Văn bằng một phương pháp vô cùng đơn giản nhưng rất hiệu quả !
Nội dung chính
1. Phương pháp bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay mạch kiến thức bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với những tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ tư duy mở, không yêu cầu tỉ lệ chi tiết như bản đồ địa lí, các em có thể tùy ý sử dụng các hình ảnh, màu sắc khác nhau với các từ khóa trung tâm để tạo nên một sơ đồ tư duy phát triển hệ thống kiến thức của mình.
2. Một phương pháp ghi chép cực kì hiệu quả
Thực tế cho thấy có rất nhiều bạn học môn văn bằng nhiều cách như học thuộc lòng, học vẹt, học một cách máy móc không nắm được kiến thức trọng tâm và không nắm được sự kiện nổi bật trong tài liệu, từ đó không biết liên tưởng các kiến thức với nhau.
Với nhiều em học tập rất chăm chỉ nhưng thành tích vẫn không tiến bộ, gây nên tâm lí chán nản, mệt mỏi dễ bỏ cuộc. Mặt khác, một số học sinh có phương pháp học không đứng đắn, khi nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin hay kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình.
Bởi vậy cần phải rèn luyện được thói quen sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình học tập để giúp các em có tính độc lập, sáng tạo, phát triển tư duy một cách sâu sắc.
3. Mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức
Khi học văn, hình thành được ý tưởng là một vấn đề cực kì quan trong. Bởi bên cạnh việc nắm rõ các kiến thức cơ bản thì các ý tưởng sáng tạo luôn tạo nên chiều sâu và điểm độc đáo trong từng văn bản.
Nếu như trong quá trình học tập trên lớp, giáo viên đưa ra một ý tưởng trung tâm hay còn gọi là từ khóa, học sinh dùng màu sắc, đường nét kết hợp với hình ảnh để phát triển thành những bản đồ tư duy khác nhau để thể hiện và đào sâu ý tưởng, tự mình chiếm lĩnh tri thức bằng hoạt động tích cực của bản thân. Các em sẽ không ngừng tư duy, không ngừng hoạt động để biến những yếu tố vô hình trong tác phẩm thành những hình ảnh sinh động để có thể tri giác được.
4. Hệ thống hóa ôn tập kiến thức.
Bạn đang khá lúng tung trong việc hệ thống kiến thức bởi lượng kiến thức nhiều và chưa có sự liên tưởng các vấn đề lại với nhau. Mặt khác, khi đưa ra các câu trả lời thì đang còn ngập ngừng và chưa chính xác các ý, chưa hệ thống thành từng phần, từng đoạn, sự kiện nào trước, sự kiện nào sau .
Có nhiều bạn có ý thức học tập có thể thường xuyên đọc sách, thường xuyên học tập đọc lại kiến thức theo ý của mình; nhưng một số bạn khác yếu hơn khi nhìn thấy lượng kiến thức nhiều thì rất sợ và không biết bắt đầu học từ đâu. Do vậy bản đồ tư duy là một phương pháp cực kì hiệu quả trong việc tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức.
5. Nhớ nhanh, nhớ lâu, nhớ sâu
Có rất nhiều bạn đã từng áp dụng rất nhiều phương pháp để nhớ được kiến thức văn nhưng kết quả các em học trước quên sau, học được phần này thì quên phần trước đó, học được tác giả này, văn bản này thì quên tác giả văn bản kia. Hay có một số bạn nhớ được một thời gian thì quên mất. Nhưng khi tự mình thiết kế được bản đồ tư duy với các hình ảnh và chi tiết có liên quan tới từ khóa trung tâm bạn sẽ tự mình chiếm lĩnh kiến thức một cách nhanh nhất, khắc phục học tập thụ động, tạo hứng thú cho học sinh.
Mặt khác khi giáo viên trình bày các bài giảng bằng bản đồ tư duy với các đơn vị kiến thức rõ ràng, sinh động, các bạn cũng dễ dàng nhìn, dễ hiểu, dễ thấy hơn.
6. Một số ví dụ mẫu lập bản đồ tư duy
Ví dụ 1: Để tổng hợp lại kiến thức phần tiếng việt từ lớp 6 đến lớp 12 thì chúng ta phải liệt kê và viết ra rất nhiều vấn đề, nhiều ý rất khó để nhớ chi tiết, chính xác. đôi khi còn bị nhầm lẫn hoặc bỏ xót các ý với nhau. Nhưng khi sử dụng bản đồ tư duy để ghi chép thì phần ghi nhớ của bạn rất rõ ràng và cụ thể, nhìn vào bản đồ tư duy chúng ta dễ dàng nhận thấy được những ý nào là trung tâm, điểm nào là đáng lưu ý nhất.
Ví dụ 2: Cho đề bài: “ Phải chăng sống là không chờ đợi?” Khi đọc đề bài thì trước tiên các bạn phải nắm rõ được yêu cầu đề bài là gì? Bài sẽ sử dụng các phương thức biểu đạt nào, cái nào là chính, cái nào là phụ? Trong đề này đề bài là “Phải chăng sống là không chờ đợi” chúng ta sẽ phải làm như thế nào?
Đầu tiên là giải thích được hai khái niệm chính: sống là gì? Sống không chờ đợi là gì?
Sau đó đi vào phân tích: tại sao cần sống không chờ đợi, lợi ích của lối sông này là gì?
Phần tiếp là phần bình luận: Đây là lối sống như thế nào? Khẳng định lại vấn đề con người cần làm gì?
Cuối cùng là phần liên hệ bản thân
Tự mình vẽ một bản đồ thiết kế một bản đồ tư duy, chọn lọc thông tin, sắp xếp bố cục sẽ làm cho bạn có tư duy độc lập, sáng tạo. chúng ta cùng xem một bản đồ tư duy mẫu nhé!
Ví dụ 3: Trong bài ôn tập truyện hiện đại trong ngữ văn 9, đa số các bạn sẽ học từng truyện một, từ tên truyện, tác giả, nội dung chính của truyện, điểm nào đáng lưu ý, học từ văn bản này tới văn bản khác, nhưng học được văn bản này lại quên văn bản kia vì trong chương trình lớp 9 có rất nhiều tác phẩm truyện mà đa số đều là văn bản dài, chỉ học một tác phẩm thôi là bạn cảm thấy quá tải và chán nản rồi. Nhưng chỉ bằng một sơ đồ mà đã tóm gọn được hệ thống kiến thức một cách nhanh tróng.Tương tự các phần ôn tập khác như: ôn tập thơ ngữ văn 9, ôn tập truyện trung đại…Bạn cũng có cái sự hệ thống và tổng quan bằng một bản đồ tư duy cụ thể và sinh động.
Ví dụ 4: Khi học bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, bạn hãy đưa ra một từ khóa trọng tâm đó là “Tây tiến” sau đó suy nghĩ xem là trong bài “tây tiến” thì cần nắm những nội dung chính nào?
Chính xác là có hai vấn đề chính chúng ta cần lưu ý đó là tác giả và tác phẩm. Trong tác giả, tác phẩm cần lưu ý gì? Các bạn dùng bút màu để phân biệt từng nhánh, có nhánh to, nhánh nhỏ tương ứng với các ý trọng tâm và ý phụ, tùy mỗi bạn có cách kí hiệu và lưu ý khác nhau để mình dễ dàng học tập.
Ngoài ra đối với các văn bản hay các phần kiến thức khác cũng vậy, các bạn có thể tự mình tạo cho mình một bản đồ tư duy cho riêng mình để dễ nhớ, dễ hiểu, phát triển tư duy lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất.
Trong quá trình học môn Văn nếu cần hỗ trợ để lập một bản đồ tư duy cho bài học nào trên lớp các bạn vui lòng để đặt câu hỏi phía dưới để thầy cô gia sư văn hướng dẫn cho các bạn nhé !
Để lại bình luận