6 Lỗi thường gặp của học sinh Tiểu Học khi làm Văn miêu tả

Tiếng Việt là một trong những môn học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong học tập cũng như trong cuộc sống của học sinh Tiểu Học. Đây là môn học không những cung cấp kiến thức, những tư duy cơ bản về xã hội, thực tiễn mà còn rèn luyện cho các em khả năng quan sát, nhìn nhận cuộc sống xung quanh. Tuy nhiên phần lớn học sinh Tiểu Học đang gặp khó khăn khi học môn Tiếng Việt – Tập Làm Văn.

Lỗi thường gặp khi làm văn miêu tả

6 Lỗi thường gặp khi làm Văn miêu tả

Đây là một trong những lỗi cơ bản nhất của học sinh tiểu hoc khi làm văn miêu tả. Nhiều học sinh còn rất nhiều lỗ hổng kiến thức cả về kiến thức trên sách vở lẫn kiến thức ngoài thực tiễn. Hơn nữa, để làm tốt bài văn miêu tả, đòi hỏi các em không những phải nắm vững những kiến thức trên lớp mà còn phải kết hợp nhuần nhuyễn với những gì các em quan sát được ngoài đời sống thường ngày. Do đó, bài văn miêu tả của học sinh tiểu học thường không sát với thực tiễn, không tạo được cảm giác chân thật cho người đọc.

a) Học sinh nông thôn

Nhiều học sinh ở nông thôn chưa từng được ra thành phố nên còn khá bỡ ngỡ với những dạng văn miêu tả về công viên, vườn bách thú hay những danh lam thắng cảnh khác,…Tuy các em có thể tham khảo qua các hình ảnh, thông tin trên mạng nhưng nếu không được quan sát trực tiếp ngoài thực tiễn thì bài viết không thể nào hay và có sức hút với người đọc. Do đó, bài văn của các em thường có chất lượng không cao.

b) Học sinh thành phố

Tương tự các học sinh ở vùng nông thôn, nhiều học sinh ở thành thị tuy biết về công viên, sở thú, khu vui chơi,… nhưng các em lại không hề biết đến những kiến thức thiết yếu, gần gũi cuộc sống nhất. Nhiều học sinh ở thành phố chưa hề biết đến con gà, con trâu đang cày ruộng, hay cây chuối, cây tre,…

Ví dụ về bài văn tả con trâu: “Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày mẹ em xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thật thanh tú”.

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, khi làm bài văn miêu tả nhiều học sinh không hề nắm được những kiến thức cơ bản nhất về đối tượng mình đang miêu tả. Do đó, bài viết của các em thường không chân thật và không thể truyền cảm hứng cho người đọc dẫn đến kết quả đánh giá thường không cao.

2. Bài viết sơ sài, chưa bộc lộ được cảm xúc

Đa phần học sinh không nắm được những kiến thức căn bản về đối tượng được miêu tả nên bài viết của các em thường sơ sài, thiếu ý, không đúng trọng tâm. Nội dung của bài viết thường chỉ mang tính chất liệt kê, rập khuôn máy móc. Bên cạnh đó, học sinh còn ít thể hiện cảm xúc trong bài viết và không sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả khiến cho bài viết thiếu hình ảnh, khô khan, nhàm chán, thiếu sinh động.

Gia sư văn tiểu học

3. Trình tự miêu tả lộn xộn

Trong quá trình làm bài văn miêu tả, nhiều học sinh tuy nắm được các ý chính trong bài viết nhưng quá trình sắp xếp còn lộn xộn, khó hiểu, thiếu chặt chẽ do sử dụng các kĩ năng chưa thành thạo và hợp lí. Việc sắp xếp các ý lộn xộn và thiếu chặt chẽ sẽ khiến nội dung bài viết của các em thiếu logic, thiếu chân thực.

4. Lỗi dùng từ sai

Học sinh hay mắc lỗi dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ hoặc không biết kết hợp sử dụng từ cho hợp lí trong quá trình làm văn miêu tả. Chính việc không hiểu rõ nghĩa của từ khiến các em sử dụng từ ngữ không đúng văn cảnh, không tạo được thiện cảm cho người đọc. Bởi vậy, học sinh cần chú ý hơn nữa trong việc trau chuốt ngôn ngữ, suy nghĩ thật kĩ trước khi hành văn để tránh bị mất điểm trong quá trình làm bài

5. Lỗi lặp từ

Đây là một trong những lỗi cơ bản nhất của học sinh tiểu học khi làm văn miêu tả. Thay vào đó, các em nên sử dụng những từ ngữ mang tính chất thay thế để tránh nhàm chán cho câu văn, đoạn văn mình sử dụng.

Ví dụ : “Nhà em có nuôi một con mèo. Con mèo có bộ lông màu đen óng. Tai con mèo lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Hàng ngày, con mèo nhà em thường hay rình bắt chuột”.

6. Lỗi so sánh hoặc dùng hình ảnh không phù hợp

Để làm tăng sức thuyết phục cho bài văn miêu tả, học sinh cần kết hợp sử dụng các hình ảnh liên tưởng, so sánh. Bên cạnh những bài làm thiếu hình ảnh, nội dung lan man có rất nhiều bài văn có các hình ảnh liên tưởng được sử dụng. Tuy nhiên, hình ảnh các em sử dụng khập khiễng, không phù hợp với nội dung của bài viết

Ví dụ : “Những quả bưởi ngoài vườn trông giống như nồi cơm điện nhà em”.

Đa phần học sinh thường chưa tự rèn luyện được các kĩ năng quan sát thực tế, lối hành văn thông minh, cũng như vốn từ ngữ còn nghèo nàn, không hiểu nghĩa của từ, dùng từ sai nghĩa. Do đó hiệu quả bài làm của các em thường không cao. Bởi vậy, trong quá trình học tập, các em cần tự rèn luyện thêm nhiều kĩ năng qua sách báo cũng như các tài liệu tham khảo để không ngừng hoàn thiện bản thân, hướng đến những thành tích cao hơn nữa trong học tập. Tuy nhiên, nếu trong quá trình tự rèn luyện mà không tiến bộ các em có thể tìm đến sự trợ giúp của gia sư môn Văn Hà Nội chúng tôi.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại bình luận