3 Cách tạo cảm hứng học môn Ngữ Văn cho học sinh nam

Hiện nay, thực trang học sinh không có cảm hứng, coi môn văn là một môn học phụ, không có tính thực tế đã không còn xa lạ.  Vì vậy, việc tạo cảm hứng cho các em là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để các em tiếp cận được với môn học đã không hề dễ dàng thì việc tạo cảm hứng học tập cho các em lại càng khó khăn hơn, đặc biệt là với học sinh nam. Để giải đáp vấn đề trên, sau đây gia sư văn Hà Nội xin được chia se một số cách tạo cảm hứng học môn văn cho học sinh nam như sau:

Cách 1: Vận dụng tối đa công nghệ thông tin vào bài giảng

Gia sư môn văn

Bài giảng môn Văn bằng hệ thống máy chiếu

Đây là một trong những phương pháp tối ưu để tạo hứng thú học tập cho các em học sinh bởi tính thiết thực của nó. Việc gia sư Văn thiết kế bài giảng với hệ thống hình ảnh, âm thanh sống động, bắt mắt, chắc chắn sẽ tạo hiệu ứng học tập cao hơn hẳn so với những bài giáo án nhiều chữ nhàm chán. Hơn nữa, nhờ ứng dụng này, gia sư môn văn có thể phát huy tối đa tính tích cực xây dựng bài vở của học sinh.

Ví dụ 1: Khi học bài đeo nhạc cho mèo (ngữ văn 6), thay vì cho học sinh đọc bài, gia sư có thể ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng các bức tranh theo diễn biến câu chuyện và yêu cầu học sinh kể lại theo cách tư duy của mình.

Ví dụ 2: Khi phân tích một đoạn thơ, giáo viên có thể xây dựng hệ thống âm thanh, hình ảnh cụ thể hơn về đối tượng giúp học sinh dễ hình dung, nắm bắt để có cái nhìn cu thể, toàn diện nhất.

Cách 3: Tổ chức các trò chơi trên lớp học

Trò chơi ô chữ văn học

Tạo hứng thú cho học sinh bằng trò chơi ô chữ

Người ta thường nói: “Học mà chơi, chơi mà học”. Đây là phương pháp tạo hiểu quả tích cực trong việc tạo cảm hứng học tập cho học sinh. Khi nhắc đến môn văn, hầu hết học sinh nam đều cảm thấy nhàm chán, trừu tượng, khó hình dung. Tuy nhiên, nếu gia sư Văn biết cách biến dòng chữ nhàm chán ấy thành những trò chơi thì nó sẽ mang lại hiệu ứng hoàn toàn mới.

Ví dụ 1: Thay vì hỏi tên tác giả của tác phẩm Lão Hạc, giáo viên có thể xây dựng một hệ thống câu hỏi như phần thi vượt chướng ngại vật của chương trình đường lên đỉnh Olimpya để tìm ra từ khóa cuối cùng là nhà văn Nam Cao. Trò chơi này ít nhiều sẽ tạo được không khí hào hứng, sôi nổi cho học sinh trước khi bước vào bài học mới.

Ví dụ 2: Tổ chức chia nhóm để các nhóm học sinh đồng thời lên bảng nối tên các tác phẩm với nội dung, tác giả tương ứng. Nhóm nào làm đúng và nhanh hơn sẽ nhận được quà từ giáo viên. Việc tổ chức trò chơi có thể tạo điều kiện cho tất cả học sinh trong lớp cùng tham gia một cách hứng thú nhất.

Cách 2: Tạo sơ đồ tư duy

Tạo sơ đồ tư duy văn

Hướng dẫn học sinh tạo sơ đồ tư duy

Muốn học tốt môn ngữ văn, yêu cầu các em học sinh không chỉ dừng lại ở việc học thuộc kiến thức trên sách vở mà kĩ năng tư duy, phương pháp học mới là điều cốt yếu. Việc xây dựng sơ đồ tư duy giúp học sinh ghi chép, mở rộng một ý tưởng, tạo một sơ đồ hệ thống hóa các kiến thức có liên quan với nhau như sơ đồ nhánh cây.

Ví dụ: Khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh lập sơ đồ tư duy và lên thuyết trình trước lớp nhằm vận dụng tối đa khả năng sáng tạo của các em.

Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc đổi mới phương pháp giảng dạy là điều không thể thiếu trong quá trình tạo hứng thú học tập cho học sinh, đặc biệt là với học sinh nam. Từ đó, mới giúp học sinh phát triển tư duy, sáng tạo và tính tích cực trong tất cả các môn học nói chung và môn văn nói riêng. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết có thể mang lại những kiến thức bổ ích trong việc tìm cảm hứng học tập cho các em học sinh – thế hệ tương lai của đất nước.

5/5 - (3 bình chọn)

Để lại bình luận