10 Câu hỏi Văn Học “ngớ ngẩn” nhưng “thú vị” của học trò

Việc Học luôn là một trong những vấn đề nan giải với phần lớn các em học sinh từ bậc tiểu học đến bậc trung học phổ thông. Bài viết của các em luôn trong tình trạng thiếu ý tưởng, cứng nhắc, mang tính chất rập khuôn cao. Một phần do các em quá lạm dụng vào tài liệu tham khảo, nhưng cũng một phần do ý thức xây dựng bài trên lớp kém.

Việc đặt câu hỏi, xây dựng bài trên lớp học luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kĩ năng làm bài, rèn luyện kĩ năng tư duy, xử lí tình huống cho các em học sinh. Vì thế trên lớp học, các thầy cô cần tạo điều kiện và môi trường tối đa để học sinh phát huy khả năng tư duy của mình thông qua việc đặt và trả lời câu hỏi trong lớp học. Bên cạnh những câu hỏi hay, thú vị thì nhiều giáo viên cũng không khỏi ngỡ ngàng và bật cưới trước những câu hỏi ngớ ngẩn của các cô cậu học trò của mình, đặc biệt là các em học sinh tiểu học. Sau đây, chúng ta hãy cùng gia sư văn Hà Nội thư giãn với những khúc mắc hết sức dễ thương của các bạn học sinh nhé!

Những câu chuyện văn học thú vị

10 Câu hỏi Văn Học “ngớ ngẩn” nhưng “thú vị” của học trò

Trẻ con thông minh luôn thích đặt ra những câu hỏi là điều hiển nhiên mà thậm chí người lớn không trả lời được. Tại sao bầu trời có màu xanh? Tại sao tuyết lại có màu trắng? Tại sao tóc người lại màu đen? Đây đều là các câu hỏi mang tính chất hiển nhiên, quy ước. Tuy các thắc mắc này có thể giải thích theo phạm trù khoa học nhưng nó lại vượt quá tầm hiểu biết, trình độ nhận thức của các em, nên những câu hỏi “hóc búa” này luôn khiến người lớn phải đau đầu.

2. Vì sao chim lại biết bay mà bò lại không biết bay?

Với nhận thức của các em học sinh tiểu học, qua các câu chuyện được học trong sách giáo khoa, các em biết rằng bay là bản năng của loài chim. Nhưng rất nhiều học sinh vẫn đặt ra câu hỏi tại sao chim bay được mà bò, lợn,.. lại không biết bay? Để giải thích đơn giản, phù hợp với nhận thức của các em thì đó là do chim có cấu tạo cơ thể và những đặc điểm hỗ trợ cho việc bay còn các động vật như bò, lợn thì không có những đặc điểm đó nhé!

3. Tại sao Âu Cơ lại sinh được bọc trăm trứng?

Bước vào đầu năm học lớp 6, các em học sinh sẽ được học truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”. Theo nhận thức của các em thì người phụ nữ chỉ sinh con chứ không thể sinh trứng rồi lại nở ra con như loài cá. Nhưng các em lại không biết rằng, truyền thuyết là một thể loại văn học có yếu tố tưởng tượng kì ảo, không đúng với sự thật.

4. Có phải con người bỏ muối vào biển nên nước biển mặn?

Đây là câu hỏi ngây ngô nhưng hết sưc dễ thương của con trẻ. Các em biết nước biển có vị mặn và muối ở nhà mình cũng mặn nên việc đặt ra thắc mắc cũng là điều dễ hiểu. Nhưng không phải con người bỏ muối xuống biển nên nước biển có vị mặn đâu nhé. Đấy là do muối từ nham thạch và các lớp đất xói mòn theo mưa chảy ra các dòng sông đổ ra biển. Theo thời gian,muối đã lắng đọng dần xuống biển và có vị mặn.

5. Tại sao tên riêng lại phải viết hoa?

Đây là quy ước rồi các em nhé! Tên người, các địa danh, tên các tỉnh, thành phố đều phải viết hoa nhé!

6. Ai là tác giả của truyện Tấm Cám?

Truyện cổ tích không có tác giả như các tác phẩm văn học mà các em đã học đâu nhé. Bởi đây là một thể loại văn học mang tính chất truyền miệng, được dân gian kể lại. Câu chuyện thường xoay quanh các nhân vât hư cấu như tiên, yêu tinh, công chúa, hoàng tử, người khổng lồ,…Trong truyện cổ tích thì chính nghĩa luôn được bảo vệ, cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

7. Tại sao những bông hoa lại biết nói?

Với những học sinh mới bước vào lớp 1, lớp 2, các em chưa được biết đến các biện pháp tu từ, nên khi học các câu chuyện trong chương trình tiếng việt, các bông hoa hay các con vật có thể nói chuyện với nhau có thể gây tò mò cho các em. Xin bật mí với các em là chúng không biết nói đâu nhé! Đấy chính là biện pháp nhân hóa mà các em sẽ được học ở những lớp cao hơn.

8. Con bọ hung kia là Lý Thông phải không cô?

Truyện cổ tích “Thạch sanh” với cái kết cho kẻ gian ác Lý Thông biến thành con bọ hung đã không còn xa lạ với các em học sinh. Trong tiềm thức của các em, bất kì con bọ hung nào mà các em nhìn thấy ở hiện tại đều chính là Lý Thông.

9. Hồ Xuân Hương và Hồ Quỳnh Hương có phải hai chị em?

Hồ Xuân Hương là tác giả của bài thơ “Bánh trôi nước” xuất hiện từ thế kỉ 18, còn Hồ Quỳnh Hương là ca sĩ nổi tiếng thuộc thế kỉ 21 với bài hát “Hoang mang” nhé!

10. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là 2 anh em ruột?

Đây là hai nhà cách mạng lỗi lạc cùng thời, cùng nổi danh với hai tác phẩm nổi tiếng trong chương trình ngữ văn lớp 8 là “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “ Đập đá ở Côn Lôn”. Tuy hai tác giả có cùng họ “Phan” nhưng họ không phải hai anh em ruột đâu. Phan Bội Châu quê ở Nghệ an còn Phan Châu Trinh quê ở Quảng Nam các em nhé!

Có ai đọc xong bài viết này thấy các câu hỏi trên giống thắc mắc thời còn đi học của mình không? Gia sư văn Hà Nội  hy vọng rằng bài viết trên sẽ mang lại những giây phút thư giãn cho các em học sinh sau những giờ học tập căng thẳng, mệt mỏi. Chúc các em học hành chăm chỉ và đạt được những thành tích cao nhất trong học tập!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận