Vật lý 11 là chương trình khó nhất trong chương trình vật lý THPT. Vì sao lại thế? Lớp 10 thì liên quan rất nhiều đến các hiện tượng tự nhiên, chuyển động, các vấn đề về chất khí rất dễ liên hệ để nhớ. Lớp 12 là các vấn đề cần quan tâm để thi đại học nên sát với các em. Nhưng chỉ riêng vật lý 11, có nhiều vấn đề chẳng thể nhìn thấy được như quang phổ, cảm ứng điện từ, bán dẫn…Cho nên các em sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt nội dung chương trình lớp 11 hơn rất nhiều.
Nội dung chính
1. Câu hỏi đặt ra là Lý 11 có liên quan đến kiến thức thi Đại Học không?
Tất nhiên là có rồi, không chỉ liên quan đến vật lý 12 và các kiến thức thi đại học, lý 11 còn có mối liên hệ chặt chẽ với vật lý lớp 10. Ngoài liên quan về mặt tư duy thì còn có nhiều vấn đề liên thông ví dụ như: electron chuyển động trong điện trường liên quan đến electron của hiện tượng quang điện và chuyển động trong điện trường ở lớp 12, chuyển động ném ngang, chuyển động ném xiên ở lớp 10.
2. Làm sao để học tốt Lý 11 và đạt điểm cao trong các kì thi?
Để đảm bảo kiến thức thi học kỳ và giúp các em có nền tảng vững chắc để học vật lý 12, gia sư vật lý xin chia sẻ một số kinh nghiệm học tốt vật lý 11
Chương 1: Điện Tích – Điện Trường
– Ghi nhớ toàn bộ lý thuyết, nhớ sâu sắc các định luật, định lý như định luật cu-lông, định luật bảo toàn điện tích, nguyên lý chồng chất điện trường…Các khái niệm, định nghĩa, tính chất như khái niệm vật dẫn điện, điện môi, điện trường, tính chất của đường sức từ…Tóm lại phải nhớ được lý thuyết căn bản.
– Làm thật nhiều bài tập để thuộc công thức, các bạn hãy bắt đầu từ những ví dụ trong sách giáo khoa và làm hết bài tập trong sách bài tập. Về cơ bản thì sách giáo khoa, sách bài tập đã giúp các em nắm được khoảng 80% các dạng bài tập rồi.
– Để phản ứng nhanh khi gặp bài tập cần phân dạng và làm nhuần nhuyễn từng dạng. Để dễ hình dung các em có thể phân dạng như sau:
Dạng 1: Xác định lực tương tác giữa hai điện tích và các đại lượng trong công thức định luật Cu-lông.
Dạng 2: Tìm tổng hợp lực tác dụng lên một điện tích.
Dạng 3: Tìm điện dung, điện tích, hiệu điện thế và năng lượng của tụ điện.
Chương 2: Dòng điện không đổi
– Chia lí thuyết thành 2 phần, phần 1 là phần về cường độ dòng điện – suất điện động. Chương này các bạn cần nhớ lý thuyết về cường độ dòng điện, các khái niệm về dòng điện không đổi, nguồn điện, suất điện động, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin, ắc-quy, định luật Ôm. Phần 2 là lý thuyết về điện năng – công suất với các khái niệm về điện năng, công suất, các công thức liên quan.
– Về bài tập thì các bạn nên làm theo 2 chủ đề trên, riêng phần định luật Ôm khó hơn nên được chia thành 2 dạng chính:
Dạng 1: Định luật Ôm đối với đoạn mạch.
Dạng 2: Định luật Ôm đối với đoạn mạch thuần R hoặc chứa nguồn.
Chương 3: Dòng điện trong các môi trường
Không như các chương khác, bài tập chương này khá dễ, các em chỉ cần hiểu bản chất và nhớ công thức là làm được. Vì vậy phần này các em cần chú ý phần lý thuyết hơn và đặc biệt chú ý các công thức có liên quan đến lớp 10 như V=m/D, h=m/(S.D).
Chương 4: Từ Trường
Các bạn nên chia theo chủ đề sẽ dễ học chương này hơn.
Chủ đề 1: Từ trường của dòng điện trong dây dẫn thẳng dài.
– Học thuộc lý thuyết về đường sức, vecto cảm ứng từ tại một điểm.
– Bài tập phần này chủ yếu là tìm cảm ứng từ tại điểm A, B, C.
Chủ đề 2: Từ trường của dòng điện tròn.
– Nắm chắc lý thuyết cảm ứng từ tại tâm vòng dây, sử dụng quy tắc vào Nam ra Bắc để xác định chiều
– Sử dụng công thức để tính cảm ứng từ tại tâm vòng dây.
Chủ đề 3: Từ trường của dòng điện trong ống dây.
– Nhớ: Từ trường trong lòng ống dây là từ trường đều, nắm lý thuyết, sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều.
– Sử dụng công thức để tính các đại lượng cảm ứng từ, chiều dài cuộn dây, phần này được áp dụng làm nhiều trong phần bài tập.
Chủ đề 4: Nguyên lý chồng chất từ trường.
Nhớ được nguyên lý là có thể làm bài tập ngon lành rồi.
Chủ đề 5: Lực tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện.
Ở chủ đề này các em cần nhớ: Khi dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường thì nó sẽ chịu tác dụng của lực từ có các đặc điểm sau:
Điểm đặt: Tại trung điểm của đoạn dây.
Phương: Vuông góc với mặt phẳng chứa.
Chiều: Xác định theo quy tắc bàn tay trái.
Chú ý: Để giải dạng bài tập về lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện thì:
– Xác định tất cả các lực tác dụng lên dòng điện.
– Viết phương trình theo định luật II New-ton.
– Tìm hợp lực theo quy tắc hình bình hành.
– Giải phương trình để tìm các đại lượng theo yêu cầu bài toán.
Chủ đề 6: Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song.
Ý chính: 2 dòng điện chạy cùng chiều hút nhau, 2 dòng điện chạy ngược chiều đẩy nhau. Từ đó vận dụng giải bài tập.
Chủ đề 7: Lực tác dụng lên hai điện tích chuyển động.
– Hạt mang điện chuyển động trong từ trường thì chịu tác dụng bởi một lực từ gọi là lực Lo-ren-xơ.
– Đặc điểm của lực Lo-ren-xơ có đặc điểm:
Điểm đặt: tại điện tích q.
Phương: vuông góc với mặt phẳng.
Chiều: xác định theo quy tắc bàn tay trái đối với hạt mang điện dương, hạt mang điện âm thì có chiều ngược lại.
Chú ý: Nếu ngoài lực Lo-ren-xơ ra, điện tích không chịu tác dụng của lực nào nữa thì chuyển động của điện tích là tròn đều.
Chương 5: Cảm ứng điện từ
Để dễ hiểu, thấy được sự lo-gic rõ ràng và thú vị về hiện tượng cảm ứng điện từ chúng ta chia bài tập chương này thành 4 dạng sau:
Dạng 1: Xác định chiều của dòng điện cảm ứng.
– Áp dụng định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng.
– Các bước xác định chiều dòng điện cảm ứng: Xác định chiều của từ trường ban đầu, xét từ thông qua tiết diện dây tăng hay giảm, dựa vào định luật Len-xơ để xác định chiều của từ trường sau, áp dụng quy tắc đinh ốc để xác định chiều của dòng điện cảm ứng.
Dạng 2: Xác định suất điện động và cường độ dòng điện cảm ứng
– Áp dụng công thức tính từ thông.
– Áp dụng định luật Fa-ra-đây để tính suất điện động cảm ứng.
– Kết hợp với công thức định luật Ôm cho toàn mạch để tìm cường độ dòng điện cảm ứng.
Dạng 3: Mạch điện có suất điện động tạo bởi đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường.
– Áp dụng công thức về suất điện động tạo bởi đoạn dây chuyển động trong từ trường.
– Kết hợp với công thức của các định luật về dòng điện không đổi để tính các đại lượng điện.
– Kết hợp với cá định luật New-ton để tính các đại lượng cơ học.
Dạng 4: Bài tập về hiện tượng tự cảm
Áp dụng các công thức liên quan đến hiện tượng tự cảm: Độ tự cảm, suất điện động tự cảm, năng lượng từ trường… kết hợp với các công thức của các định luật về dòng điện không đổi để thực hiện tính toán.
Chương 6: Khúc xạ ánh sáng
Chương này các em cần nắm vững lý thuyết và phân dạng bài tập để làm, dưới đây là các dạng bài đi từ cơ bản đến nâng cao giúp các em nâng dần năng lực.
Dạng 1: Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng.
Dạng 2: Lưỡng chất phẳng.
Dạng 3: Bản mặt song song.
Dạng 4: Phản xạ toàn phần.
Để lại bình luận (1)
như con cặc
Trả lời