Những khó khăn khi học môn Ngữ Văn lớp 6

Để thích nghi với một môi trường mới, một nếp sống mới là một điều không hề dễ dàng với tất cả mọi người. Đặc biệt là các em học sinh tiểu học khi từ lớp 5 bước vào lớp 6. Bên cạnh một số ít các em học sinh cảm thấy thích thú với môi trường học tập mới, thầy cô, bạn bè mới đang chuẩn bị đón chào các em thì đa phần học sinh có suy nghĩ tiêu cực, lo sợ về cách dạy khác xa bậc tiểu học ở bậc trung học cơ sở, đặc biệt là môn văn.

Môn văn lớp 6 là một môn học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đó là kiến thức nền tảng, là giai đoạn chuyển giao giữa cấp bậc tiểu học và trung học cơ sở. Vì vậy, nếu không nắm chắc được kiến thức nền tảng, không thích nghi được với môi trường mới một cách nhanh chóng thì học sinh sẽ không thể tiếp cận và học tốt môn học này ở những năm học về sau.

Bằng những kinh nghiệm thực tế được đúc kết từ quá trình giảng dạy của các bậc giáo viên và gia sư trung tâm gia sư Thăng Long. Sau đây, chúng tôi xin được chia sẻ những khó khăn, điểm yếu và một số cách khắc phục cho các bé khi tiếp cận với môn văn lớp 6.

Khó khăn khi học văn lớp 6

Những khó khăn khi học môn Ngữ Văn lớp 6

1. Môi trường học tập mới

Khi bước vào cấp trung học cơ sở, các em học sinh sẽ phải tiếp cận với môi trường khác xa hoàn toàn so với bậc tiểu học. Nếu như ở bậc tiểu học, các em đã quen suốt 5 năm với cách dạy một giáo viên chủ nhiệm dạy hầu hết tất cả các môn học. Thì khi bước sang lớp 6, mỗi thầy cô giáo chỉ đảm nhận giảng dạy một môn học. Vì vậy, sự quan tâm của các giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng sẽ không được sát xao, tỉ mỉ như ở tiểu học. Hơn nữa các em phải tự thích nghi với nội quy, phương pháp giảng dạy, học tập của nhiều giáo viên, nhiều môn học khác nhau. Do đó, tâm lí lo sợ, bỡ ngỡ thậm chí là bất lực trong thời gian đầu của học sinh là điều hoàn toàn dễ hiểu.

2. Kiến thức mới

Bước sang lớp 6, môn học tiếng việt của các em sẽ được thay thế cách gọi thành môn ngữ văn. Việc học môn ngữ văn lớp 6 sẽ hoàn toàn khác xa so với bậc tiểu học. Bởi yêu cầu về kiến thức, trình độ, cách tiếp cận cũng như kĩ năng làm bài sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Đó không còn là những bài văn miêu tả đơn giản, thuần túy như ở tiểu học nữa. Thay vào đó là những bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, phân tích tác phẩm văn học với ngôn từ trau chuốt, mạch lạc hơn rất nhiều. Không chỉ yêu cầu nâng cao về chất lượng mà số lượng cũng cần được thay đổi. Nếu như ở bậc tiểu học, một bài văn của các em chỉ vẻn vẹn một trang giấy thì sang cấp 2 phải đạt yêu cầu hơn thế.

Ví dụ khi làm một bài văn tự sự ở đầu chương trình ngữ văn lớp 6. Một số học sinh tư duy theo các bài kể chuyện đã học ở bậc tiểu học, và bài văn vẻn vẹn được một trang giấy. Tuy nhiên, điều này lại không đáp ứng được yêu cầu của cấp bậc trung học. Hơn nữa, bài văn của các em đa phần là nhàm chán, vì hầu hết học sinh chỉ chú tâm vào kể mà không biết sáng tạo vận dụng các biện pháp tu từ ( so sánh, nhân hóa,…) đã được học để bài văn sinh động hơn. Đó là một trong những khó khăn về cách tiếp cận chương trình mới khi các em học sinh mới chập chững bước từ bậc tiểu học bước sang trung học.

3. Khó khăn đối với các em học sinh nam

Không chỉ đối với lớp 6 mà với tất cả các lớp học còn lại, hầu hết học sinh nam đều tiếp cận môn văn kém hơn học sinh nữ. Và đa phần điểm số của các em nữ luôn ở mức cao hơn.Vậy tại sao có sự khác biệt đó?

Đa phần các em học sinh nữ có năng khiếu học các môn xã hội hơn học sinh nam. Do đó, khả năng tiếp cận môn văn của các em nữ sẽ dễ dàng hơn.Mặt khác, hầu hết khuôn hình mẫu của các học sinh nam là mải chơi, hiếu động, không ngồi trật tự trong lớp như học sinh nữ, đặc biệt là học sinh trung học. Hơn nữa, mức độ tỉ mỉ, cẩn thận để tiếp cận với môn văn của học sinh nam khó hơn rất nhiều so với học sinh nữ, đặc biệt là các em có lực học yếu kém, cẩu thả. Vì vậy, rèn luyện chữ viết, rèn luyện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận trong từng câu chữ là điều căn bản đầu tiên đối với tất cả học sinh muốn học tốt môn văn, đặc biệt là các em học sinh nam. Hơn nữa, các em cần phải không ngừng học hỏi, sáng tạo, tư duy hơn nữa để có thể tiếp cận tốt nhất với môn học nền tảng này:

– Nâng cao kiến thức,vốn sống, ngôn từ thông qua thực tế, các hoạt động ngoại khóa.

– Tham khảo các bài văn mẫu có chọn lọc.

– Kết hợp sáng tạo các mẫu câu, các phương thức biểu đạt đa dạng trong bài văn.

– Lập ý, lập dàn ý rõ ràng trước khi triển khai bài văn để tránh thiếu ý.

Đối với những gia đình có khả năng về kinh tế thì việc tìm gia sư văn cho con em mình là một trong những lựa chọn hàng đầu. Bởi nó không chỉ giúp các em củng cố kiến thức mà còn giúp học sinh tư duy logic, sáng tạo hơn trong môn học. Chúc các bậc phụ huynh có những lựa chọn đúng đắn để giúp con em mình khắc phục những khó khăn, tiến bộ hơn trong môn học này.

4/5 - (5 bình chọn)

Để lại bình luận (1)

  • hello: 28 Tháng Bảy 2022 ,9:02 sáng

    như cứt

    Trả lời