Làm sao để trở thành gia sư môn Hoá lớp 9 giỏi

Bạn đam mê Hoá và muốn gia sư môn Hoá cho sinh lớp 9 nhằm giúp các em có nền tảng vững chắc để thi vào trường chuyên, trường điểm. Tuy nhiên, bạn chưa có kinh nghiệm và chưa biết phải làm sao để trở thành gia sư Hoá lớp 9 giỏi. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giải quyết được vấn đề đó.

Những năm gần đây, nắm bắt xu thế cần học thêm của các em học sinh, có rất nhiều giáo viên nhận làm gia sư ngoài giờ dù có đầy đủ bằng cấp và kiến thức chuyên môn hoặc không. Tuy nhiên việc giảng dạy để học sinh nhanh chóng nắm vững kiến thức là điều không hề dễ dàng, nhất là khối lớp 9 – giai đoạn chuyển tiếp từ cấp bậc THCS sang THPT.

Đối với hầu hết học sinh, các môn khoa học tự nhiên luôn làm các em ít hào hứng và không tập trung học tập, phối hợp cùng giáo viên nghiên cứu bài giảng. Như vậy, làm thế nào để có thể trở thành một gia sư dạy môn Hóa giỏi khối lớp 9?

Làm sao để trở thành gia sư môn hoá lớp 9 giỏi

7 Tiêu chí hàng đầu nếu bạn muốn thành gia sư Hoá lớp 9 giỏi

Bạn không thể chỉ cho một người cách thoát ra khỏi mê cung nếu chính bản thân bạn cũng không biết đâu là đường đi đúng. Bạn không cần là một giáo viên dạy giỏi nhiều môn học nhưng bạn nhất định phải am hiểu tường tận về bộ môn mà mình giảng dạy cùng những thông tin liên quan mỗi bài giảng. Với khối lượng kiến thức đồ sộ của năm cuối cấp 2, bạn phải tìm ra cách giản lược rút ngắn nội dung giúp các em tập trung vào những điểm trọng yếu.

2. Có niềm đam mê thực thụ và lòng nhiệt thành đối với công việc giảng dạy

Sau khi chứng kiến rất nhiều trường hợp thực tế, tôi có niềm tin vào một điều là nếu ai đó làm công việc mà họ không thực sự yêu thích thì họ sẽ chẳng bao giờ nghiêm túc nổi với nó, cũng như có trách nhiệm với chính những gì bản thân mình làm ra. Việc dạy học không chỉ là truyền đạt lại kiến thức hiểu biết của bản thân cho người khác, mà còn là bạn đang xây đắp cho một thế hệ mới có khả năng thay đổi đất nước.

3. Xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh

Đối với học sinh thông thường và cả những học sinh mất căn bản môn Hóa, bạn cần tìm hiểu và đánh giá năng lực của các em để tìm ra những lỗ hổng kiến thức trên trường lớp. Thông qua đó soạn thảo giáo án có nội dung phù hợp nhằm củng cố lại kiến thức cho các em và nâng cao kĩ năng giải các bài tập ứng dụng. Đặc biệt những học sinh có nguyện vọng thi vào trường THPT lớp chuyên Hóa, bạn cần giúp học sinh xác định rõ và cố gắng theo đuổi mục tiêu đến cùng.

4. Linh hoạt và tư duy sáng tạo trong quá trình giảng dạy

Một bài tập luôn có nhiều đáp án khác nhau, đó là lý do học sinh thường không hứng thú những phương pháp giải bài tập bị bó hẹp và rập khuôn trên lớp. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi điều này bằng cách tìm tòi nhiều phương pháp giải bài hay, mới mẻ, dễ ghi nhớ và có ít nhất một lối giải độc đáo của riêng mình. Chính điều đó sẽ làm nên sự khác biệt của bạn giữa vô số các gia sư dạy môn Hóa khác.

5. Có thêm nhiều ví dụ sinh động trong lúc giảng bài và đừng bao giờ tiết kiệm khiếu hài hước

Thông thường học sinh chỉ được xem các mô hình minh họa và việc thực hành môn Hóa trên trường cũng rất hạn chế, không gây được sự hào hứng và không đáp ứng đủ nhu cầu tìm hiểu của các em. Do tính chất thời gian không bị bó hẹp quá nhiều như trên trường lớp, bạn có thể tìm những tài liệu chuyên môn, những đoạn phim ngắn về quá trình biến đổi hóa học thú vị, những ví dụ minh họa sinh động liên quan đến bài học và giúp ích cho việc giải bài tập.

Đừng bao giờ tiết kiệm năng khiếu hài hước của mình, đó là một điểm cộng rất to lớn. Nếu phải quay trở về thời học sinh, bạn nghĩ mình muốn học một giáo viên giỏi nhưng lại khó tính lúc nào cũng bắt bẻ học sinh, hay là một giáo viên giỏi luôn niềm nở biết cách làm học trò thoải mái?

Ngày trước tôi từng học một giáo viên dạy Hóa rất dí dỏm, điều đó làm tôi có ấn tượng cho đến tận bây giờ. Một hôm ông giải thích với cả lớp về cơ chế làm sạch của xà phòng: “Bọn nó chẳng khác gì những tên trộm chuyên nghiệp nhưng lương thiện, vừa gặp được bụi bẩn liền thông đồng với nước hòng làm giảm sức căng bề mặt để nước tương tác với dầu, cô lập, và đánh cắp đi bụi bẩn”. Thế là từ đó một người chẳng có mấy hứng thú về Hóa học như tôi bắt đầu cảm thấy môn học này thú vị và dần bị thu hút lúc nào không hay biết.

Gia sư hoá giỏi lớp 9

Hãy là người truyền cảm hứng học Hoá cho học sinh của mình

6. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của từng học sinh

Bạn nên dành chút thời gian tìm hiểu về tính cách riêng, những sở thích, mối bận tâm, giải đáp những thắc mắc của các em học sinh về môn Hóa hoặc đôi khi là những mẩu chuyện nhỏ xung quanh học đường. Điều này rút ngắn khoảng cách giữa người dạy và người học, giúp bạn có thể dễ dàng tìm ra cách tiếp cận phù hợp và hướng giảng dạy đúng cho từng học sinh mình đảm nhận.

7. Nhìn nhận chính xác năng lực và những ưu – khuyết điểm của học sinh

Việc nhìn nhận chính xác năng lực của học sinh rất cần thiết, bạn nên trao đổi trực tiếp và thẳng thẳn với phụ huynh để họ biết được năng lực thực thụ của con mình. Việc này còn giúp cho phụ huynh dễ dàng theo dõi tiến độ dạy và học, quan sát sự tiến bộ của con mình qua mỗi buổi học.

Đó là những phương pháp cơ bản mà Trung tâm gia sư Thăng Long gợi ý cho bạn để có thể trở thành một gia sư môn Hóa khối lớp 9 giỏi. Chúng tôi tin rằng nếu có lòng nhiệt thành yêu nghề và xem việc dạy học như bồi đắp cho thế hệ trẻ tài năng, bạn sẽ có thể tự sáng tạo ra nhiều phương pháp đổi mới và trở thành một gia sư Hóa giỏi.

Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp xin vui lòng để lại comment phía bên dưới hoặc liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ trên website. Trung tâm gia sư Thăng Long luôn hân hạnh giải đáp mọi thắc mắc của quý thầy cô và quý phụ huynh.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận