Chương trình ngữ văn lớp 11 có những kiến thức trọng tâm nào đáng lưu ý?
Khác với văn nghị luận xã hội ở chương trình ngữ văn lớp 10, bước sang lớp 11, yêu cầu về kiến thức cũng như phương pháp làm dạng bài này đã có những đòi hỏi nhất định. Trong năm học này, văn nghị luận đã yêu cầu kết hợp với các thao tác khác nhau như lập luận so sánh, phân tích, lập luận bác bỏ và phải có những dẫn chứng xác thực nhất.
♦ Phương pháp lập luận bình luận, bác bỏ:
+ Bác bỏ: Đây là phương pháp đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng khoa học để phủ nhận, bác bỏ ý kiến, quan điểm thiếu chính xác. Từ đó nêu được ý kiến, quan điểm của mình để thuyết phục người nghe. Từ đó, giúp bài văn nghị luận thêm sâu sắc, giàu tính thuyết phục
+ Bình luận: Bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề
♦ Phương pháp lập luận phân tích, so sánh, chứng minh:
+ Phân tích: Là phương pháp chia đồi tượng thành nhiều yếu tố để xem xét một cách toàn diện về nội dung và hình thức
+ Chứng minh: Dùng những dẫn chứng đã được thừa nhận để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
+ So sánh: Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu bằng cách đặt trong mối tương quan với các đối tượng khác
Ví dụ: Bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo
Để làm được đề văn này, trong chương trình lớp 11, yêu cầu học sinh phải biết định nghĩa, cách sử dụng của các phương pháp trên để vận dụng kết hợp tối đa vào bài làm. Chỉ như vậy, bài viết mới trở nên xác thực và thuyết phục nhất với người đọc.
Đây là chương trình học phục vụ cho các dạng câu hỏi ngắn trong các đề thi. Các em học sinh cần nắm vững khái niệm để vận dụng một cách hiệu quả và linh hoạt.
Lưu ý:
+ Ngôn ngữ báo chí thường được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu như: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,…
+ Phân biệt được 2 thể loại báo chí: bản tin và phóng sự
+ Viết bản tin ngắn về một sự kiện bất kì
Đây là phong cách ngôn ngữ văn bản nhằm trình bày những quan điểm chính trị của quốc gia, đoàn thể,… Để làm tốt dạng bài này, học sinh cần sử dụng những từ ngữ chính trị, trang nghiêm. Bài viết phải có lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, công khai về quan điểm chính trị và truyền được cảm hứng để thuyết phục người đọc.
Nghị luận văn học là dạng câu hỏi chiếm số điểm cao ( 6-8 điểm ) trong cấu trúc đề thi. Trong chương trình văn lớp 11, học sinh cần nắm vững kiến thức về một số tác phẩm văn học tiêu biểu như: Đây thôn vĩ dạ, hầu trời, vội vàng, trường giang, tôi yêu em,…Sau khi nắm được nội dung các tác phẩm đã học, các em nên vận dụng làm bài văn nghị luận văn học theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề:
– Tìm ra vấn đề cần giải quyết, xác định luận đề
– Xác định kiểu nghị luận mà đề bài yêu cầu
– Lựa chọn các thao tác nghị luận cần sử dụng
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:
– Tìm ý: Xác định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm? Tư tưởng chủ đạo? Thông điệp của tác phẩm là gì?
– Lập dàn ý:
+ Mở bài: giới thiệu về tác giả, khái quát tác phẩm.
+ Thân bài:
Nêu luận điểm 1 suy ra luận cứ 1, 2,…
Nêu luận điểm 2 suy ra luận cứ 1,2,…
Nhận định, đánh giá chung về giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
+ Kết bài: Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật. Đồng thời đưa ra quan điểm của cá nhân.
Lưu ý: Nghị luận văn học có 2 dạng chính :
+ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
+ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Học sinh nên tuân thủ các bước trên để làm bài văn nghị luận một cách đầy đủ và chân thực nhất, tránh các lỗi căn bản về bố cục và lỗi chính tả.
Gia sư văn Hà Nội hy vọng rằng bài viết trên sẽ thực sự mang lại những kiến thức bổ ích cho các em học sinh lớp 11. Qua bài viết này, các em có thể tự hệ thống hóa lại những kiến thức trọng điểm và những lưu ý trong quá trình học để đạt được kết quả tốt nhất trong các kì thi. Chúc các em thành công!
Để lại bình luận (1)
Văn 11 thì nên trọng tâm những điều gì? Và cần xác định đạt được 8;9 môn Văn phải làm sao?
Trả lời