Cách làm văn Miêu tả Biểu cảm Tự sự đạt điểm cao

Cách Làm Bài Văn Miêu Tả, Tự Sự Đạt Điểm Cao

Một bài văn hay bên cạnh việc thu hút người đọc bằng ngôn ngữ trau chuốt, linh hoạt mà còn phải xác định đúng yêu cầu của đề bài cũng như phương thức biểu đạt của bài viết. Trong đó, miêu tả – biểu cảm – tự sự là 3 phương thức biểu đạt thông dụng nhất, đặc biệt là với học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Tuy nhiên, làm thế nào để các em có thể tiếp cận chúng một cách thành thạo nhất, hiệu quả nhất? Đây gần như là dấu chấm hỏi khó giải quyết với đa phần học sinh khi học môn ngữ văn. Hầu hết các em luôn trong tư thế bị động, tiếp cận kiến thức một cách máy móc, dẫn đến tình trạng học vẹt, kiến thức sáo rỗng nên điểm số thường không cao. Hiểu và thông cảm với nỗi lo trên của các bậc phụ huynh và các em học sinh, sau đây gia sư Vănxin được chia sẻ cách làm văn miêu tả, tự sự, biểu cảm đạt điểm cao.

Cách làm văn miêu tả biểu cảm tự sự

1. Xác định đúng phương thức biểu đạt chính của bài viết

Tự sự: Là dùng ngôn ngữ để kể về một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến kết thúc. Ngoài ra, người viết cần quan tâm khắc họa tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức mới mẻ, sâu sắc về cuộc sống, con người,…

Miêu tả: Là phương thức dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể nhân vật, sự việc hoặc nhận biết được nội tâm của con người.

Biểu cảm: Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Để xác định và vận dụng đúng phương thức biểu đạt cho bài viết, học sinh cần nắm vững định nghĩa của chúng. Ngoài ra, học sinh có thể vận dụng sáng tạo, kết hợp giữa các phương thức biểu đạt với nhau. Tuy nhiên, phương thức biểu đạt mà đề bài yêu cầu vẫn là yếu tố chủ đạo, các phương thức còn lại chỉ mang tính chất bổ trợ, tránh tình trạng sa đề, lạc đề.

Sau đó là xây dựng dàn ý chi tiết cho bài viết: Đây là yếu tố không thể thiếu với tất cả các bài văn nếu các em không muốn thiếu ý, bỏ sót ý. Việc lập dàn ý không chỉ giúp học sinh khái quát lại hệ thống bài viết một cách đầy đủ nhất mà còn giúp các em sắp xếp ý theo trình tự logic hợp lí.

2. Vận dụng kiến thức thực tế vào bài viết

Để làm được điều này các em cần vận dụng tối đa khả năng quan sát, nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như quan tâm hơn về cuốc sống thường ngày của chính bản thân và những người xung quanh. Tại sao chúng tôi lại khẳng định như vậy:

Văn tự sự: Để làm được bài văn tự sự một cách chân thực, muốn câu chuyện sinh động nhất, ngoài vận dụng kiến thức trên sách vở, người viết cần phải biết diễn đạt một cách chân thực, khiến người đọc có cảm giác “ thật ” nhất thì mới có thể thu hút được họ vào bài viết của mình. Vậy những điều đó từ đâu mà có được? Đó chính là từ thực tiễn.

Văn miêu tả: Một bài văn miêu tả đúng nghĩa phải khiến người đọc từ bài viết của bạn mà hình dung ra đối tượng được nhắc đến một cách chân thực nhất, khiến sự vật như hiện ra trước mắt bạn. Dĩ nhiên, một người chỉ biết chăm chăm vào kiến thức trên sách vở mà không biết quan sát thực tiễn để vận dụng vào bài học thì sẽ không thể nào “vẽ” lên được cái “hồn” của đối tượng.

Văn biểu cảm: Đây là một trong những phương thức biểu đạt khó với hầu hết học sinh. Bởi đa phần bài viết của các em đều không có cảm xúc, không có hồn của bài viết. Tại sao lại như vậy? Đó là do các em không có khả năng quan sát, quan tâm về cuộc sống thường ngày của chính bản thân mình và những người xung quanh. Đặc biệt là các bé trai, đa phần có tâm lí ham chơi, ít chịu khó quan sát, cảm thụ thế giới xung quanh, dẫn đến bài viết của các em vô cùng cứng nhắc. chỉ mang tính chất rập khuôn, thiếu sáng tạo.

Ví dụ: Hãy kể về một chuyến đi du lịch của em trong kì nghỉ hè vừa qua.

Muốn làm tốt bài viết này, các em cần phải biết vận dụng tối đa kĩ năng quan sát, cảm thụ,… từ đó mới có thể tái hiện lại cảnh vật một cách chân thực nhất. Nếu không có kĩ năng này, bài viết của các em sẽ hoàn toàn sáo rỗng, không có giá trị. Ngoài ra, học sinh có thể vận dụng sáng tạo tự sự với miêu tả và biểu cảm để bài viết đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là một số chia sẻ của gia sư văn Hà Nội về cách làm bài văn tự sự – miêu tả – biểu cảm. Chúng tôi hi vọng với bài viết trên, các em học sinh có thể vận dụng tối đa giữa kiến thức thực tiễn và kiến thức trên sách vở để đạt hiệu quả học tập tốt nhất. Chúc các em thành công!

2.9/5 - (50 bình chọn)

Để lại bình luận (1)

  • Văn Khiêm: 12 Tháng mười 2019 ,9:55 chiều

    Bài viết hay Qua những điều nêu trên mình đã có thêm tự tin để làm văn tốt hơn và biết học cách quan sát những điều thực tiễn vào bài viết

    Trả lời