Hóa học là một bộ môn có khối lượng kiến thức rất lớn cả về phương diện thực nghiệm và lý thuyết. Trong kì thi đại học vừa qua đã có nhiều em học sinh đạt điểm tuyệt đối và trở thành thủ khoa của nhiều trường đại học lớn với số điểm môn hóa đạt điểm 10 tuyệt đối.
Vậy làm sao để có thể học tốt được bộ môn này? Qua lời chia sẻ kinh nghiệm học môn Hóa của Ngô Vương Minh thủ khoa khối B (29,75), từng là cựu học sinh THPT chuyên sư phạm, Đại Học Sư phạm Hà Nội mong rằng sẽ giúp được nhiều học sinh tìm ra được bí quyết giúp bản thân học tốt môn Hóa.
Thủ khoa: Ngô Vương Minh
Nội dung chính
1. Nắm chắc các vấn đề lý thuyết
Theo Minh chia sẻ để học tốt môn hóa bạn cần phải nắm bắt tốt các định nghĩa, khái niệm, công thức quan trọng thì mới hiểu được bản chất của vấn đề từ đó biết cách vận dụng các kiến thức vào giải bài. Theo dõi các phản ứng hóa học để dẽ dàng nhớ kỹ những hiện tượng và các chất sinh ra vì nó sẽ rất hữu ích cho các bài tập cụ thể.
2. Thường xuyên hệ thống hóa các kiến thức
Như đã nói hóa học là một bộ môn có khối lượng kiến thức nhiều và liên quan chặt chẽ với nhau qua từng bài học vì vậy mà nếu bạn không thường xuyên ôn tập lại sẽ bị quên và lẫn lộn các kiến thức. Dẫn đến cảm giác chán nản, ghét và cho đây là một môn học khó.
Hệ thống lại các kiến thức đã học thường xuyên là một việc rất quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn nắm chắc vấn đề hơn từ đó liên hệ với các bài học lý thuyết để làm bài tập tốt hơn. Nếu bản thân bạn chưa thể tự mình hệ thống được những kiến thức trọng tâm một cách bài bản thì nên nhờ đến sự hướng dẫn của cha mẹ, thầy cô hay các anh (chị) gia sư Hoá.
3. Lắng nghe và ghi chép đầy đủ
Hãy tập trung nghe giảng và ghi chép đầy đủ các bài giảng ở lớp và mạnh dạn hỏi những điều mình chưa hiểu rõ. Tích cực tham gia hoạt động nhóm để từ đó cùng bàn bạc, làm rõ các vấn đề để tìm ra phương pháp giải hay nhất.
Học sinh cũng cần làm tốt các bài thực hành diễn ra trên lớp bởi nếu càng được làm nhiều thí nghiệm mang tính chất chứng minh thì càng nắm bài tốt Mỗi thí nghiệm được tiến hành, các hiện tượng xảy ra sẽ giúp nhớ lâu hơn và cùng nhờ vậy mà rèn luyện được nhiều kỹ năng khác.
4. Tự học tại nhà
Không có gì tốt hơn là tự bản thân mình vươn lên trong học tập, khi ở nhà học sinh nên làm nhiều các bài tập với các dạng khác nhau, ôn tập tổng hợp các kiến thức từ đó tự bản thân rút ra những kết luận cần thiết giúp hiểu rõ sâu sắc các vấn đề hơn. Cố gắng phân loại nội dung rõ ràng, kiến thức quan trọng cần nắm vừng để áp dụng ngay vào việc giải quyết các bài tập trong SGK hay sách bài tập.
Ngoài ra có thể chuẩn bị soạn bài học cho ngày mai trước để khi lên lớp có thể liên hệ với các kiến thức trước nhằm hiểu rõ bài giảng hơn nhờ vậy bạn sẽ chủ động hơn trong việc học tập, tạo dựng ý thức tốt cho bản thân.
5. Sổ tay ghi chép
Minh chia sẻ: “học hóa rất cần một cuốn sổ tay ghi chép do khối lượng kiến thức cần nhớ nhiều nên rất dễ quên vì thế có một sổ ghi chép thì sẽ ghi lại những bài giải hay, các chuỗi phản ứng khó nhất, các công thức hóa học…”. Cuốn sổ chứa nhiều thông tin hữu ích của chính bản thân sẽ giúp các kiến thức khó quên hơn khi mỗi lần xem lại nó.
6. Làm thành thạo các bài tập trắc nghiệm
Hầu như đề thi hóa học 100% là các câu hỏi trắc nghiệm cho nên bạn cần phải rèn luyện các kỹ năng như nghiên cứu thật kỹ đề bài, nắm chắc các phương pháp tính nhanh, nắm chắc các công thức tính nhanh, các kiến thức cơ bản và những phần nâng cao nhằm giải quyết các câu hỏi càng nhanh càng tốt. Qua đó các bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng phản xạ tốt, không gặp sự bỡ ngỡ khi đứng trước các câu hỏi khó.
7. Yêu thích môn hóa
Ngô Vương Minh có chia sẻ rằng chỉ khi bạn thật sư yêu thích môn học nào đó thì sức tập trung và phấn đấu càng lớn hơn rất nhiều. Mặc dù môn hóa khá khó cho nhiều học sinh thế nhưng với những thích nghiệm và các hiện tượng phản ứng xảy ra sau đó luôn là sự cám dỗ lớn đối với học sinh, kích thích bạn đi tìm tòi, khám phá và nghiên cứu cái mới, cái hay. Cho nên khi gặp những bài hóa khó giải sẽ khơi dậy tính chiến đấu của bạn và nhờ đó dồn toàn lực vào giải bài. Đừng quá vội vàng mà hỏi ngay thầy cô hay nhờ sự trợ giúp của gia sư Hoá nếu như bạn chưa thật sự bắt tay vào làm.
8. Học môn hóa không nên vội vàng
Học hóa là cả một quãng hành trình dài ngày chứ không phải một hai ngày vì thế bạn cần tiếp thu từ từ các nôi dụng, đừng vội vàng nhồi nhét một loạt các kiến thức vào đầu như thế sẽ khiến bạn ức chế và không nhớ lại khi làm bài thi. Học sinh cũng cần tin tương vào năng lực của bản thân, dung cảm thể hiện những suy nghĩ, suy luận của mình vào để từ đó phân tích và đánh giá kết quả.
Đây đều là những kinh nghiệm mà anh bạn Ngô Vương Minh rút ra sau 12 năm đèn sách, hi vọng sẽ giúp được phần nào cho các bạn học sinh đặc biệt là các sĩ tử đang chuẩn bị bước vào các kì thi.
Để lại bình luận