5 Sai lầm mất điểm khi làm bài thi môn Vật Lý THPT Quốc Gia

Để đạt được điểm cao môn Vật Lý trong kỳ thi THPT Quốc Gia, ngoài trang bị những kiến thức chắc chắn. Học sinh cần cẩn thận, tỉ mỉ trong từng câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có “bẫy” bên trong. Do đó, dù là học sinh trung bình hay học sinh khá giỏi thì các em cũng rất dễ gặp phải 5 sai lầm đáng tiếc gây mất điểm trong bài thi môn Vật Lý THPT Quốc Gia sau đây. Hãy cùng gia sư Vật Lý tìm hiểu nhé!

Chia sẻ kinh nghiệm thi môn vật lý

Thầy giáo: chia sẻ 5 sai lầm dễ gây mất điểm trong bài thi môn Vật Lý

1. Làm từng câu một

Đề thi môn Lý THPT Quốc Gia trung bình có 50 câu hỏi trong đó câu dễ chiếm khoảng 60% và thường thì các câu đều bị trộn lẫn với nhau. Do đó nếu làm từng câu một có thể gây mất nhiều thời gian, tâm lý hoang mang cho học sinh. Vì vậy một lời khuyên cho các em khi làm bài thi môn Lý chính là chia câu hỏi thành từng lượt dễ và khó.

Chẳng hạn nếu trong bài có khoảng 25-30 câu hỏi về lý thuyết, bài tập vận dụng công thức hay các phép biến đổi đơn giản thì học sinh cần nên làm ngay. Nếu câu nào chưa nhớ ra thì đánh dấu lại đó, làm những câu quen thuộc trước để chắc chắn đạt được 5 – 6 điểm. Lúc này các em đã có tâm lý thoải mái có thể đọc lại và làm các bài tập đã được đánh dấu. Nếu gặp câu khó hoặc lạ thì hãy khoanh các đáp án mà học sinh cảm thấy đúng nhất, thời điểm này phụ thuộc vào nữ thần “may mắn” của mỗi thí sinh.

Ví dụ: chiếu ánh sáng có bước sóng λ = 0,4 μm vào kim loại nào dưới đây thì có xảy ra hiện tượng quang điện ngoài?

A. Bạc               B. Đồng               C. Kẽm               D. Xesi

Hướng dẫn trả lời: câu hỏi này ngoài nắm điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện ngoài (λ≤ λo) học sinh phải thuộc λo của các kim loại. Bình thường chúng ta có 0,26μm, đồng 0,30 μm và kẽm 0,35 μm không gây ra hiện tượng quang điện từ đó làm phép loại trừ chọn ra đáp án D.

2. Không đoc kỹ nội dung và yêu cầu của đề bài

Một sai lầm lớn học sinh thường mắc lại chính là chỉ chú trọng đến số liệu và dữ kiện mà đề Lý đưa ra nhưng lai chỉ đọc qua yêu cầu của bài dẫn đến hiểu sai nội dung, đáp án cần tìm của đề. Vì thế để tránh sai lầm này các em nên gạch chân một số ý chính khi đọc đề, ví dụ như tần số – chu kỳ, nhẹ nhất – mạnh nhất, có thể – không được, không đúng, gần giá trị nào nhất…

Ví dụ: Một người đi xe máy trên đoạn đường cứ 6m lại gặp một ổ gà, tần số dao động khung xe là 2Hz. Để tránh rung lắc mạnh nhất người đó không được đi với tốc độ nào?

A. 21,6 km/h               B. 43,2 km/h               C. 36,0 km/h               D. 18,0 km/h

Phân tích trả lời: bài toán này học sinh phải nhớ về điều kiện xảy ra cộng hưởng từ khi sẽ rung lắc mạnh nhất, đó là tần số (chu kỳ) ngoại lực cưỡng bức xấp xỉ bằng tần số (chu kỳ) dao động riêng của hệ dao động. Trong bài, chu kì dao động riêng bài cho sẽ là To = 1/f = ½ = 0,5s. Các em coi ngoại lực bước lên xe khi gặp ổ gà có chu kì T = 6/v (v là tốc độ xe). Từ đó T = To à v = 12 m/s = 43,2 km/h. Đáp án cuối cùng là B.

3. Tô nhầm đáp án khác

Lỗi này thường gặp ở các em hay tô đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm lúc cuối giờ thi, áp lực về thời gian và tâm lý khiến học sinh khó tránh khỏi nhầm lẫn giữa câu đã khoanh trên đề và câu cần tô trên phiếu.

Ví dụ: hiện nay đèn Led đang có những bước nhảy vọt trong ứng dụng thị trường dân dụng và công nghiệp rộng rãi như bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện tử, đèn giao thông, trang trí nội, ngoại thất…Nguyên lý hoạt động của đèn LED dựa vào:

A.  Quang phát điện               B. Catot phát quang               C. Hóa phát điện               D. Điện phát quang

Trả lời: Với câu hỏi này các em có thể suy luận loại bỏ phương án A, C nhưng với 2 đáp án còn lại học sinh có thể đánh nhầm nếu không nhớ kỹ SGK phần chữ in nhỏ trong bài phát quang đã học.

4. Quên không đổi đơn vị các đại lượng

Một trong những lỗi thường làm học sinh mất điểm một cách đáng tiếc, hãy nhớ rằng khi đọc kỹ đề xong học sinh cần phải xác định rõ đâu là dữ liệu cần được chuyển sang đúng đơn vị của đại lượng chung trong đề để khi tính toán tránh sai sót.

Các em bắt buộc phải nhớ những đại lượng vật lý thường gặp như x, A (m), K (N/m), động năng, thế năn, cơ năng, (J), U(V), H(z),…

5. Áp lực và căng thẳng khi bước vào phòng thi

Gia đình và các em đặt ra mục tiêu quá cao, bắt buộc phải đậu kì thi THPT đã tạo cho học sinh một áp lực khổng lồ. Vừa lo lắng vừa sợ hãi, mất niềm tin vào bản thân, vào khả năng giải đề, lung túng trước các câu hỏi khó, căng thẳng khi đã quên các kiến thức,…tất cả dồn nén lại làm học sinh không thể hoàn thành tốt bài thi môn Lý THPT Quốc Gia. Do đó các em hãy cố gắng tạo cho bản thân một tinh thần thoải mái, tự do lấy niềm tin vào bản thân để thúc đẩy không ngừng nâng cao năng lực cho chính mình.

Trên đây đều là những sai lầm mà đội ngũ gia sư môn Lý của trung tâm gia sư Thăng Long đã rút ra sau nhiều năm làm việc, công tác giảng dạy cho học sinh. Hi vọng là với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp đỡ các em trong quá trình ôn thi TN, ĐH môn Vật Lý. Hãy cố gắng rèn luyện để khắc phục các sai lầm trên một cách tốt nhất tránh dẫn đến mất điểm oan trong kỳ thi nhé các em!

4.5/5 - (4 bình chọn)

Để lại bình luận