Hiện nay, tình trạng sinh viên vừa đi học vừa đi làm không còn là điều xa lạ. Bên cạnh những sinh viên chọn những công việc part-time 4-5 tiếng/ca thì đa phần các bạn sinh viên đều lựa chọn công việc gia sư, đặc biệt là gia sư môn Văn. Bởi đa phần, các bạn sinh viên cho rằng đây là một công việc nhàn rỗi, có thu nhập tương đối, tiết kiệm thời gian. Điều này không sai, tuy nhiên không phải ai cũng có thể trở thành một gia sư giỏi, không phải ai cũng đều có thể gắn bó lâu dài với công việc này dù bạn học chuyên ngành sư phạm Văn hay không.
Vậy muốn trở thành một gia sư giỏi, cụ thể đối với gia sư văn lớp 8, bạn cần phải đạt được những tiêu chí như thế nào?
Nội dung chính
1. Nắm vững kiến thức Ngữ Văn lớp 8
Điều đầu tiên và quan trọng nhất đối với một gia sư là bạn phải có kiến thức, có hiểu biết sâu rộng về môn học mà mình đang đảm nhận. Bạn không cần quá xuất sắc, nhưng lượng kiến thức trang bị trong suốt quá trình học tập phải tương đương với lực học, khả năng tiếp nhận của học sinh. Đối với môn ngữ văn lớp 8, gia sư cần định hình những kiến thức sẽ truyền tải cho học sinh trong mỗi buổi học.
Chẳng hạn, khi dạy về các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,…), một gia sư giỏi cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định về định nghĩa, cách sử dụng, dụng ý nghệ thuật của biện pháp tu từ, thủ thuật phát hiện, phương pháp làm bài nhanh nhất,…
Tại sao một gia sư giỏi phải trang bị kiến thức tốt. Bởi chỉ như vậy, bạn mới có thể hệ thống một cách đầy đủ, chi tiết nhất về chương trình học của học sinh. Ví dụ khi ôn tập phần tập làm văn lớp 8, gia sư có thể chia thành các mục sau:
– Tự sự: Kể chuyện đời thường, tưởng tượng
– Thuyết minh: Vật dụng, thể loại văn học, danh lam thắng cảnh
– Nghị luận: Vấn đề chính trị- xã hội, tác phẩm văn học
2. Nắm bắt tâm lí, tạo hứng thú cho học sinh
Muốn trở thành một gia sư văn giỏi bạn cần phải biết cách nắm bắt tâm lí của học sinh, biết điểm mạnh, điểm yếu của học sinh, tránh tình trạng bị học sinh bắt nạt, nhất là với các em học sinh bậc trung học. Mình có thể làm bạn với học sinh nhưng vẫn phải tạo được cái uy nhất định thì các em học sinh mới ngoan ngoãn học bài một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa, bạn cần năm bắt tâm lí học sinh để biết lúc nào nên cứng, lúc nào nên mềm để động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em. Đồng thời trong quá trình giảng dạy, một gia sư giỏi cần nắm bắt được những lỗ hổng trong kiến thức, điểm mạnh, điểm yếu của học sinh trong môn học này.
Bên cạnh đó, việc tạo hứng thú cho học sinh là điều không thể thiếu. Bạn cần trau dồi nhiều cách khác nhau để hâm nóng bài, giúp các em có hứng thú, tự tin hơn với những gì bạn đã hướng dẫn. Cần có phương pháp phù hợp để cuốn hút học sinh và biết chọn thời điểm kết thúc bài phù hợp để buổi học tiếp theo bắt đầu một cách hào hứng, sôi nổi nhất. Sau khi kết thúc bài giảng, bạn cần định hình những gì sẽ học trong buổi tiếp theo để học sinh có thể chuẩn bị những kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ: Khi dạy về văn thuyết minh, thay vì những lí thuyết nhàm chán trên sách vở, một gia sư giỏi luôn biết cách tạo hứng thú cho học sinh bằng cách cho chính học sinh nhìn nhận, quan sát vật, phong cảnh trên thực tế để các em tự triển khai, đặt câu hỏi (em nhìn thấy gì? Như thế nào? Tình cảm ra sao?)
3. Có nhiệt huyết, yêu nghề
Một gia sư giỏi dù không phải là giáo viên chuyên nghiệp luôn có sự yêu thích và đam mê với công việc này. Bởi nếu bạn không có hứng thú, không có nhiệt huyết với công việc thì bạn sẽ không thể nào yêu mến và hoàn thành chúng một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Bạn không nên chỉ xem gia sư là một công việc làm thêm đơn thuần để kiếm thêm thu nhập mà bạn hãy thử cháy hết mình với công việc. Biết đâu, sẽ mang lại kết quả nằm ngoài sức tưởng tượng của bạn.
Để trở thành môt gia sư văn lớp 8 giỏi bạn không nhất thiết phải cực kì xuất sắc ở môn học này, nhưng bạn phải yêu thích nó. Như thế, bạn mới có lửa để truyền cảm hứng, say mê với môn học cho học sinh. Từ đó, mang lại kết quả học tập tốt nhất cho các em.
4. Có trách nhiệm với công việc
Khi làm gia sư, bạn cần có ý thức trách nhiệm cao với học sinh của mình. Nhiều gia sư không có tinh thần trách nhiệm nên chỉ dạy học một cách thoái thác, thậm chí còn làm bài tập hộ cho các em học sinh. Đó là điều hết sức nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hơn hết là tinh thần trách nhiệm của gia sư. Bời gia sư vừa là người hướng dần vừa là người giám sát từng bước tiến bộ của học sinh. Khi ý thức được điều này, bạn sẽ biết cách định hướng trong quá trình học tập để giúp học sinh tiến bộ hơn.
Để trở thành một gia sư văn giỏi bạn không cần phải giỏi tất cả. Tuy nhiên, bạn cần định hướng, nắm bắt được tầm quan trọng của các tiêu chí trên. Trên đây là những chia sẻ của gia sư văn Hà Nội về các tiêu chí để trở thành gia sư văn lớp 8 giỏi. Chúc các bạn tìm được phương pháp giảng dạy tốt nhất trong quá trình dạy học của mình.
Để lại bình luận