3 Khó khăn học sinh gặp phải khi học Vật Lý lớp 8

Học sinh lớp 8 khi học môn Vật Lý thường gặp những trở ngại gì? Có thể câu trả lời đầu tiên mà chúng ta nghĩ ra chính là môn học này có khối lượng kiến thức cần nhớ quá lớn bao gồm nhiều định nghĩa, khái niệm, công thức, các định luật….Mọi thứ dường như rất rắc rối khiến nhiều em học tập theo kiểu máy móc đối phó.

Gia sư vật lý lớp 8

3 Khó khăn học sinh gặp phải khi học Vật Lý 8

Môn Vật Lý như đã nói là một bộ môn có rất nhiều định nghĩa, khái niệm và các công thức quan trọng để áp dụng vào giải bài tập. Một khi các em không thể hiểu được những hiện tượng, sự vật đó sẽ gây khó khăn rất lớn cho quá trình làm bài tập. Đặc biệt là với môn Vật Lý lớp 8, học sinh sẽ được làm quen với 2 nội dung cơ bản là cơ học và nhiệt học. Những nội dung này rất quan trọng để hỗ trợ các em giải thích các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ: Khi đốt nên làm bằng parafin, nến chảy lỏng thấm vào bấc sau đó nến lỏng biến thành hơi. Hơi bay lên cháy trong không khí tạo ra khí cacbon dioxit và hơi nước. Hãy giải thích hiện tượng này?

Khi đốt nến cháy lỏng thấm vào bấc sẽ xảy ra hiện tượng vật lý trên là vì nến khi ở nhiệt độ cao sẽ biến dạng thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí sẽ tạo ra 2 chất là cacbon dioxit và hơi nước. Vì đây là nến làm bằng parafin nên xảy ra hiện tượng này.

Thứ 2: Môn Vật Lý lớp 8 đòi hỏi sự tư duy trừu tượng

Do thời gian trên lớp còn hạn chế nên gia sư Lý chỉ có thể giải thích ngắn gọn, súc tích một phần về lý thuyết trong khi có nhiều phần rất khó hiểu khiến các em không hiểu gì.

Chẳng hạn như trong phần nhiệt học, nhiều học sinh chưa xác định được đề bài cần yếu tố gì, không biết được đối tượng nào trong đổi nhiệt, đối tượng nào cần tìm….

Ví dụ: Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại thì lạnh mà những ngày nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng?

Ở câu hỏi này các em cần phải biết kim loại là một chất dẫn nhiệt tốt, vào những ngày trời rét, lạnh nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi nhiệt truyền từ cơ thể vào kim loại và bị phân tán nhanh khiến cho ta có cảm giác bị lạnh đi nhanh chóng, giải thích ngược lại với những ngày nóng.

Thứ 3: Toàn bộ các tiết dạy Vật Lý lớp 8 trên lớp đều là lý thuyết mà không có tiết bài tập

Khó khăn khi học vật lý lớp 8

Các buổi học trên lớp học sinh chủ yếu ghi chép lý thuyết

Người ta nói “học đi dôi với hành”, học lý luận giỏi không bằng làm nhiều, làm tốt có kinh nghiệm. Chính vì thế nếu học sinh chỉ nắm được các lý thuyết “suông” mà không được học cách áp dụng vào bài tập thì sẽ nhanh chóng quên đi. Đặc biệt là ở Vật Lý lớp 8 học sinh sẽ được làm quen với các bài toán về nhiệt lượng, động cơ nhiệt,…nên rất cần được hướng các bước giải bài tập, những kỹ năng vận dụng kiến thức vào tính toán. Ngoài ra do nhiều em còn chưa tích cực chủ động học tập, chủ quan, thiếu tập trung nghe giảng dẫn đến việc định hướng giải bài tập chưa tốt.

Ví dụ: Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.

Để giải bài toán này, học sinh cần phải nhớ công thức tính công suất là P= A/t.

Từ đó, trọng lượng của 1m3 nước là 10 000N.

Trong thời gian t = 1 phút= 60 giây, có 120m3 nước rơi từ độ cao h=25 xuống dưới, thực hiện phép tính: A = F.s = P.s = 120 x 10.000 x 25 = 30 000 000J

và P = A/t = 30.000.000/50 = 500000W = 500kw.

Cuối cùng ngoài trừ các nguyên nhân trên thì học sinh lớp 8 cũng cần phải hiểu Vật Lý là một môn học nghiên cứu các hiện tượng Vật Lý để từ đó có nảy sinh niềm yêu thích môn học này, kích thích khám phá tìm tòi và chăm chỉ học tập hơn. Như thế mới có thể tiến bộ không ngừng trong quá trình học tập. Hi vọng qua những lời chia sẻ mà gia sư Vật Lý của chúng tôi rút ra từ các bài giảng thực tế đã góp phần nào giúp các em hiểu hơn về những khó khăn mà học sinh hay gặp phải khi học môn Vật Lý lớp 8, từ đó tìm cách giải quyết hiệu quả và tích cực.

3.6/5 - (5 bình chọn)

Để lại bình luận