Những thói quen xấu của bố mẹ ảnh hưởng đến việc học của con

“Hãy là những người làm cha mẹ thông minh, đừng để những thói quen xấu của mình ảnh hưởng đến việc học của con”

Nhiều cha mẹ có những thói quen xấu ảnh hưởng đến việc học của con

Cha mẹ là người trực tiếp giáo dục cho con em mình. Ngoài những giờ học trên lớp, phần lớn thời gian các em học sinh đều tiếp xúc với bố mẹ. Do đó, những thói quen của bố mẹ chính là nhân tố trực tiếp tác động đến quá trình học tập của học sinh.Những năng lực, năng khiếu riêng biệt là những yếu tố không thể thiếu để tạo nên các thành quả học tập cho các em. Bên cạnh đó, môi trường học tập cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Tuy vậy, các bậc phụ huynh rất ít khi chú ý rằng, gia đình cũng đóng một phần quan trọng không kém trong việc học của con.

Nhà trường là nơi tạo ra môi trường giáo dục, môi trường văn hóa và các bậc phụ huynh hãy cố gắng hơn nữa trong việc tạo ra môi trường học tập, tâm lí thoải mái nhất cho con mình. Đừng để những thói quen không tốt của bản thân ảnh hưởng đến tâm lí và quá trình học tập học của con. Sau đây, hãy cùng trung tâm gia sư Thăng Long điểm qua một số thói quen xấu của các bậc cha mẹ ảnh hưởng đến việc học của con như sau:

1. Tự ti, than vãn:

Rất nhiều bậc làm cha mẹ có thói quen hay than vãn, thở dài về gánh nặng công việc trước mặt con cái. Điều này tưởng chừng không gây tác hại gì nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí của trẻ, đặc biệt là các em học sinh tiểu học. Điều này dẫn đến tâm lí bi quan, buồn chán cho trẻ trong việc học của mình. Hơn nữa, trẻ em rất hay học theo thói quen của người lớn. Do đó, nếu bố mẹ hay có thói quen than vãn trước mặt con thì việc các em than vãn, nhụt chí trong học tập là điều không thể tránh khỏi.

Do đó, thay vì than vãn, thở dài, các bậc phụ huynh nên tích cực tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho con. Hãy nói những điều tích cực nếu bạn muốn dạy con cách lạc quan và tự tin hơn với bản thân mình.

2. Sử dụng điện thoại, laptop quá nhiều:

Hầu hết các bậc cha mẹ đều có thói quen sử dụng điện thoại, laptop để lên các trang mạng xã hội ngay cả khi không phục vụ cho mục đích công việc. Do đó, họ càng không thể cấm đoán con sử dụng các thiết bị công nghệ này. Một khi bạn sử dụng nhiều thì việc bạn phản bác con mình sử dụng thường xuyên sẽ không có hiệu quả.

Không nên thường xuyên sử dụng điện thoại trước mặt con

Việc trẻ em sử dụng các thiết bị công nghệ quá nhiều một phần ảnh hưởng đến thị giác, phần lớn sẽ ảnh hưởng đến thời gian học tập của các em, gây ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập. Do đó, bạn hãy nhanh chóng thiết lập cho gia đình những quy tắc về việc sử dụng các thiết bị điện tử và mọi thành viên trong gia đình đều phải thưc hiện đúng.

3. Thường xuyên cãi nhau, tranh luận trước mặt con cái:

Đây là một trong những thói quen xấu của các bậc phụ huynh, ảnh hưởng không hề nhỏ đến tâm lí của các em học sinh. Nếu cha mẹ thường xuyên cãi cọ, tranh luận, con bạn sẽ có tâm lí hoảng sợ, lo lắng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của các em.

Hơn nữa, tâm lí còn ảnh hưởng đến cách nhìn nhận vấn đề. Theo các nhà khoa học, khi có tâm lí vui vẻ, hưng phấn, máu được đưa lên não nhiều hơn, bộ não sẽ xử lí thông tin nhanh chóng. Do đó, tâm lí tốt, vui vẻ sẽ giúp các em nhìn nhận việc học một cách tích cực, học tập hăng say, khả năng tiếp thu bài cao hơn. Ngược lại, khi tâm lí buồn chán, con người sẽ có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, mất tập trung, việc học sẽ trở thành một gánh nặng lớn.

Do đó, các bậc phụ huynh cần thay đổi thói quen trên và thay vào đó hãy “ đóng cửa bảo nhau” để các em được phát triển và học tập một cách tốt nhất.

4. Thiếu quan tâm đến việc học của con:

Nhiều gia đình bố mẹ chỉ mải mê kiếm tiền mà quên đi nghĩa vụ quan trọng của mình. Sự quan tâm này không chỉ là trách nhiệm phụ cấp mà đó còn là việc bố mẹ biết tạo môi trường học tập yên tĩnh, thoải mái. Đồng thời, thường xuyên khuyến khích, động viên, hỏi han con cái trong quá trình học tập, hướng dẫn con làm bài khi gặp khó khăn.

Một đứa trẻ sinh ra trong gia đình với đầy đủ sự yêu thương, quan tâm, che chở từ bố mẹ chắc chắn sẽ có kết quả học tập cao hơn một đứa trẻ sống trong một gia đình mà bố mẹ tối ngày cãi nhau, say sỉn,…

5. Mắng mỏ khi con đạt kết quả học tập kém:

Đây là thực trạng chung của hầu hết các bậc làm cha mẹ. Điều này không những làm tổn thương con trẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí của các em. Nhiều gia đình đặt quá nhiều kì vọng vào con, đến khi các em không đạt được kết quả như mong muốn ban đầu thì thay vì động viên con họ lại không ngừng trách móc, chửi bởi con mình. 

Đây là một thói quen xấu mà các bậc phụ huynh nên điều chỉnh nếu muốn con mình tiến bộ. Thay vào đó, bạn hãy động viên và khuyến khích cho việc học của con trong năm học về sau để tạo cho các em tâm lí thoải mái nhất trong học tập. Chưa kể đến, một số trường hợp, trẻ có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm, tự kỉ. Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý điều này

Qua bài viết này, trung tâm gia sư Thăng Long hy vọng rằng các bậc phụ huynh sẽ có cách nhìn nhận khách quan để giúp con mình có một môi trường học tập tốt nhất!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận