♦ Về từ vựng: các em sẽ được học 10 chủ đề khác nhau về đời sống hàng ngày như a visit from a pen pal, clothing, the Environment, Celebration… từ đó dựa vào các từ vựng đã được học để phục vụ trong quá trình giao tiếp như viết thư , mô tả quần áo và môi trường sống đang ở…cho những người bạn bằng tiếng anh. Ngoài ra nó còn phục vụ khi làm bài tập.
♦ Về ngữ pháp: ngoài việc ôn tập lại tất cả các thì quá khứ, hiện tại, tương lai thì học sinh còn được học kiến thức nâng cao hơn như cách sử dụng động từ ( to verb và Verb nguyên thể), câu gián tiếp (Reported Speech), danh động từ (Gerund).
♦ Trở ngại khi học phát âm: điều này gây khó khăn phần lớn cho các học sinh Việt Nam do cách đọc trọng âm và ngữ điệu khác nhau. Lưu ý một số từ sẽ có 2 trọng âm trong đó có trọng âm chính và trọng âm phụ.
Ví dụ: Climate /’klaimit/, event /i’vent/,…
♦ Cách lên giọng và xuống giọng trong từng câu: Khi luyện nghe và thực hành trong các bài hội thoại các em cần cố gắng nắm vững xu hướng lên giọng ở trọng âm chính của câu và xuống giọng đối với những câu trần thuật, câu hỏi.
Ví dụ: đối với câu hỏi đảo lộn trợ động từ người ta thường lên giọng ở cuối câu như Can you swim?
Đối với những câu hỏi đuôi có thể lên xuống ở cuối câu như “You broke the vase, didn’t you?”.
♦ Dễ nhầm lẫn các cú pháp: Khi học một cú pháp nào đó và sau một thời gian ít sử dụng học sinh sẽ dễ dàng quên đi cấu trúc của nó và nhầm lẫn với những cú pháp khác, thường gặp trong các thì, mẫu câu, cách chia động từ,…
Ví dụ: I usually get up at 6 a.m à đây là thì hiện tại đơn thể hiện một thói quen lặp đi lặp lại.
“Look at the sun, it is shining brightly” đây là thì hiện tại tiếp dễ thể hành động xảy ra tại thời điểm nói.
♦ Phương pháp học từ mới không hiệu quả: phần lớn học sinh thường không có cách học từ vựng hiệu quả khiến cho quá trình đọc hiểu và lắng nghe trở nên khó khăn, dẫn tới ngại giao tiếp. Do đó để học tốt các từ mới các em có thể thường xuyên đọc báo, luyện viết từ vựng hoặc là xem phim để tích lũy nâng cao khả năng đọc, viết.
Ví dụ: các bộ phim trợ giúp học tiếng anh tốt nhất như: Friend, the Big bang theory, Extra English, Glee,…
♦ Căn chuẩn thời gian làm bài: Toàn bộ các bài thi tiếng anh đều dưới dạng trắc nghiệm vì vậy nếu muốn làm tốt bài thi thì học sinh cần xác định những câu dễ thì làm trước, những câu đã quên cấu trúc ngữ pháp hay không biết từ mới thì làm sau. Sau khi xác đã xác định làm được 5, 6 điểm rồi thì quay lại vận dụng các kiến thức và phán đoán để đưa ra lựa chọn.
Trên đây đều là những điểm quan trọng mà học sinh lớp 9 khi học tiếng anh thường hay gặp phải. Để học tốt bộ môn này cần có một lòng kiên trì, tính nhẫn nại và sự chăm chỉ thì mới có thể tiến bộ được. Với sự chia sẻ kinh nghiệm mà đội ngũ gia sư tiếng anh của trung tâm Thăng Long nhận thấy trong quá trình dạy học môn tiếng anh lớp 9, hi vọng sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích cho các em học sinh và từ đó tìm ra cách khắc phục tốt nhất.
Để lại bình luận