Dạy toán cho trẻ mẫu giáo, hay trẻ tiểu học đòi hỏi người dạy phải bỏ nhiều công sức, và sự kiên nhẫn nhiều hơn so với việc dạy toán cho những trẻ lớn hơn. Vì ở giai đoạn này, các em vẫn còn đang bỡ ngỡ và chưa được làm quen nhiều với các khái niệm toán học.
Ngoài ra các em còn thường bị ảnh hưởng bởi những tác động xung quanh khiến việc học tập trở nên xao nhãng và không tập trung được. Sau đây gia sư giỏi lớp 1 sẽ giúp cho những ông bố, bà mẹ có con ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non có phương pháp và cách dạy toán thú vị giúp các em học hiệu quả nhất!
Phương pháp dạy toán cho bé mẫu giáo
– Dạy con từ những thuật toán học đơn giản và cơ bản nhất
Ngay từ giai đoạn trẻ bắt đầu tập nói, cha mẹ có thể dạy con cách nhận biết các sự vật, hiện tượng thông qua việc sử dụng từ ngữ để mô tả. Có thể là các khái niệm to – nhỏ, nặng – nhẹ, cao – thấp, nhiều – ít. Chắc chắn khi sử dụng nhiều các bé sẽ tiếp thu và nhận thức tốt, vì giai đoạn này được coi là giai đoạn vàng của trẻ để phát triển não trái tốt nhất.
– Dạy con tập đếm có ý nghĩa
Phụ huynh có thể chơi trò chơi học đếm với con để trẻ có thể nhận biết được khái niệm về các con số. Ban đầu có thể là học từ 1-10 để trẻ thành thạo, sau đó có thể nâng dần lên đến hàng chục. Học đếm có thể qua việc đếm kẹo, đếm ngón tay, đếm que tính….Điều này sẽ giúp trẻ học được tên và chuỗi các con số.
– Học toán bằng phương pháp tráo thẻ
Bước đầu tiên là dạy trẻ nhận biết được các số thực, nghĩa là giá trị thực của các chữ số, để trẻ nhớ được rằng chữ số chỉ đơn giản là những kí hiệu để biểu diễn giá trị thực của các con số. Phụ huynh có thể bắt đầu dạy trẻ từ những thẻ chấm từ 1– 10, đầu tiên là từ 1– 5. Ngày hôm sau lại tiếp tục dạy để giúp trẻ ghi nhớ các con số. Việc dạy bằng phương pháp tráo thẻ sẽ giúp cho các bé chụp hình tốt hơn. Cha mẹ nên dạy con bằng sự hứng thú và say mê để trẻ có thể lĩnh hội và nắm được Toán học thực sự chứ không phải là ghi nhớ những công thức hay trình tự
– Phân loại và so sánh đối tượng
Những trò chơi như sắp xếp các bút chì cùng màu vào cùng một nhóm hoặc xếp các miếng ghép hình có cùng hình khối vào một nhóm sẽ giúp bé tăng khả năng nhận biết các đồ vật đồng dạng hoặc có cùng đặc tính. Ngoài ra việc so sánh các đồ vật như quyển sách, đôi giày hoặc đôi dép có sự chênh lêch về kích thước sẽ giúp các bé cảm thấy thích thú, tích cực quan sát. Việc thực hiện các phép so sánh này thường xuyên sẽ giúp con có khả năng so sánh tốt hơn
Phương pháp dạy toán cho bé tiểu học
– Xác định phương pháp phù hợp với yêu cầu bài học
Để tìm ra được phương pháp phù hợp thì việc đầu tiên cần làm là xác định yêu cầu của bài học đó ra sao. Với mỗi yêu cầu khác nhau thì lại áp dụng theo phương pháp khác nhau. Với những yêu cầu hình thành khái niệm, suy luận hoặc dự đoán kết quả có thể sử dụng phương pháp trực quan hoặc phương pháp suy luận có lý. Mỗi phương pháp khác nhau sẽ kích thích sự tò mò, hào hứng của các em với các tiết học sau, giúp các em tiếp thu bài tốt hơn và hiệu quả hơn rất nhiều.
– Đảm bảo tính cụ thể, trực quan
Ở lứa tuổi tiểu học các em vẫn còn chưa có sự phát triển cao của tư duy trừu tượng mà chủ yếu là tư suy trực quan, hình ảnh. Do vậy khi dạy toán cho các em thì việc sử dụng hình ảnh cụ thể sẽ giúp các em hiểu vấn đề một cách đơn giản.
– Bám sát sách giáo khoa
Sách giáo khoa cũng được xem như là cuốn tài liệu tổng hợp những kiến thức và bài tập hữu ích. Nhưng chắc chắn các em cần được đảm bảo có thể hoàn thành tốt các bài tập trong sách giáo khoa và nắm vững được khả năng tính toán.
– Rèn cho trẻ tính kiên nhẫn
Học toán luôn đòi hỏi sự kiên nhẫn rất cao. Các bé ở giai đoạn này sẽ rất dễ bỏ cuộc khi gặp bất kì bài toán khó nào. Trong trường hợp này phụ huynh có thể động viên con hoặc nói với con “Con thử suy nghĩ xem sao?”, “Mình phải làm sao bây giờ nhỉ?” hay “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con làm a hay b?” Hãy để bé tự giải quyết các vấn đề từ dễ tới khó tùy thuộc vào độ tuổi để bé không mắc tính ỉ lại và phụ thuộc vào người khác.
– Đảm bảo tính hệ thống và tập thói quen tư duy logic
Hãy luyện tập cho các bé khả năng tư duy ngay từ nhỏ, với mỗi bài toán nào đó hãy cùng trẻ phân tích giả thiết, rồi khích lệ để các em tự suy luận theo ý hiểu của mình. Nên cho các em học theo quá trình tuần tự từ dễ tới khó, tránh nhảy cóc để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu và không bị hổng kiến thức.
Nếu các bậc phụ huynh cần tìm gia sư lớp 1 tại Hà Nội. Vui lòng liên hệ hotline: (04) 6294.2894 hoặc 0988.718.712.
Để lại bình luận